19:01 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ đường cho “Hai Lúa” khởi nghiệp

Thứ ba - 19/09/2017 20:15
(PLO) - “Dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng khởi nghiệp trong nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn bởi sự đầu tư của người nông dân mới chỉ là một khâu trong cả một chuỗi liên kết”, ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định khi bàn về chủ đề “giúp nông dân khởi nghiệp”.
Nông dân rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước khi khởi nghiệp

Nông dân rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước khi khởi nghiệp

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khởi nghiệp trong nông  nghiệp hiện đang dần trở thành một xu hướng mới tại Việt Nam. Ngày càng nhiều công ty đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng bởi nông nghiệp vốn là một lợi thế đặc biệt của đất nước và khởi nghiệp là phương thức hữu hiệu để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên cả nước, chưa đủ hệ thống phát triển thành cộng đồng và hệ sinh thái. Sản xuất nông nghiệp đa phần là quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở hạ tầng, canh tác, dịch vụ còn nhiều yếu kém.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới chỉ chủ ý đến sản xuất và chế biến thô mà chưa chú trọng về sản xuất tinh cũng như các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ vào trong việc canh tác…

Đồng quan điểm trên, ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nông nghiệp còn nhiều khó khăn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Thậm chí, thời gian vừa qua còn nổi lên khái niệm “nền nông nghiệp giải cứu” như giải cứu dưa hấu, thanh long, thịt lợn… khi các mặt hàng này rớt giá thê thảm. Do đó, những bài học này cần phải được đưa ra ngay từ đầu cho các “doanh nhân nông dân” khởi nghiệp.

Đừng đánh đố nông dân!

Theo ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để 70% dân số Việt Nam khởi nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển đi lên, nông dân giàu có, thì rất cần có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước. “Cần đưa các cơ chế, chính sách thuận lợi cho nông dân khởi nghiệp chứ đừng đưa các cơ chế, chính sách đánh đố người nông dân. Muốn khởi nghiệp thành công thì phải có đất đai, vốn với lãi suất thấp, thậm chí phải có hỗ trợ, người nông dân phải được đào tạo chuyên nghiệp”, ông Môn nói.

Là người trực tiếp gắn bó với ruộng đồng, ông Nguyễn Đăng Cường - chủ trang trại nuôi vịt trời (xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ, khởi nghiệp trong nông nghiệp rất khó khăn, ngoài sự nỗ lực, đam mê của bản thân thì rất cần sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về cơ hội đất đai; ngoài ra, Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách cho nông dân có cơ hội được khởi nghiệp.

Trong khi anh Đào Huy Cường (Lai Châu), người đang khởi nghiệp với mô hình đông trùng hạ thảo thì cho biết, anh bắt đầu nuôi đông trùng hạ thảo từ tháng 7/2015, thực hiện cấy đông trùng hạ thảo trên con sâu chít. Hiện, giá bán con tươi là 100.000 đồng/con nhưng không đủ để bán. Mô hình nuôi nấm này chưa từng được thực hiện ở địa phương.

Ngoài sản xuất nấm đông trùng hạ thảo dạng tươi và khô, hiện anh còn đang nghiên cứu ngâm nấm này với rượu để thành một loại thuốc bổ quý. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn anh gặp phải là về an toàn thực phẩm (ATTP) tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATTP để đưa sản phẩm vào siêu thị.

“Do chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATTP cho sản phẩm này nên không mở rộng được thị trường và tạo giá trị cho sản phẩm. Nên rất cần Nhà nước sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn ATTP cho sản phẩm này” - anh Cường đề nghị.

Ngoài ý kiến của các nông dân trực tiếp khởi nghiệp, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng cho rằng, cần có một hệ thống tài chính, cơ chế tài chính để dẫn vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp, thông qua việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, xây dựng mạng lưới các nhà đầu tư… 

“Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp muốn phát triển rất cần một môi trường pháp lý thuận lợi, do đó Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý cho khởi nghiệp để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp; có các chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy khởi nghiệp trong nông nghiệp”, ông Tùng nói. 

Theo Baophapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 83

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 82


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1249401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72932110