Nơi thể hiện nét đẹp
Không ngẫu nhiên mà Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung lại ký quyết định ban hành các bộ quy tắc nói trên. Điều này có thể được lý giải qua những nét truyền thống của Thủ đô còn lưu giữ.
Cảnh sát giao thông Hà Nội giúp người cao tuổi qua đường. Ảnh: Công Hùng
Việc triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng phải được thực hiện từng bước, không thể nóng vội đòi hỏi phải có kết quả ngay. Việc cần làm trước hết là tuyên truyền, phổ biến. Mục tiêu là chúng ta làm lâu dài, làm thường xuyên để các quy tắc trở thành nếp sống văn hoá của người Hà Nội”. Ông Tô Văn Động – |
Là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện hai quy tắc này, các đơn vị giáo dục và đào tạo của Thủ đô là nơi thể hiện rõ nhất nét đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh và nét đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến thông qua cách ứng xử có văn hóa của cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên.
Nhà giáo Hứa Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) cho rằng, hai quy tắc này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với ngành giáo dục Thủ đô trong giai đoạn hiện nay. “Thông qua hai quy tắc, ngành giáo dục có thể định hướng để giáo dục cho học sinh – những công dân tương lai của Thủ đô về hành vi ứng xử, lối sinh hoạt văn hoá thanh lịch của người Hà Nội từ trong môi trường sinh hoạt, gia đình, trường lớp, rộng hơn là lối ứng xử ngoài cộng đồng xã hội. Hai quy tắc này khá gần gũi, nội dung cụ thể nên rất dễ áp dụng” – nhà giáo Hứa Thu Huyền nói.
Coi trọng văn hoá ứng xử nơi công cộng
Hiện nay, UBND TP.Hà Nội đã và đang đốc thúc các đơn vị thực hiện hai quy tắc này. Ông Đào Đức Toàn – Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện cả hai quy tắc này tới các cấp cơ sở, như phường xã, đoàn thể, người dân cùng thực hiện.
Theo đó, văn bản hướng dẫn sẽ thực hiện hướng dẫn cụ thể thoá cách thức thực hiện ở 8 nơi công cộng được đề cập tới trong bản quy tắc như: Bến xe, bến tàu, sân bay nhà ga, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, quảng trường, vỉa hè lòng đường, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo... bởi đây là những nơi đông người cần phải có những quy định cụ thể phù hợp với từng môi trường. Ông Toàn cũng cho biết, thời gian qua, có thể thấy Hà Nội đã thực hành khá tốt những nét văn hoá này trên các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tuyến phố đi bộ Hồ Gươm...
Ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh việc triển khai Bộ quy tắc ứng xử công chức viên chức, các cán bộ thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở phải có trách nhiệm nêu gương thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, tuyên truyền phổ biến cho người nhà và những người xung quanh cùng thực hiện.
Theo Thú Anh/Dân Việt.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn