18:06 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Click” chuột nuôi lợn công nghệ cao

Thứ năm - 26/01/2017 10:12
“Đối với người nông dân (ND), nói phải đi đôi với làm. Muốn tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, bản thân phải đi trước làm đầu tàu mới tạo được niềm tin với bà con ND”. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tuất (SN 1970) – Chủ tịch Hội ND xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Cũng từ suy nghĩ này, vị thủ lĩnh nông dân xã Văn Đức đã chủ động đi đầu xây dựng các mô hình kinh tế để hội viên làm theo. Hiện, với 60 con lợn nái và 1.800 con lợn thịt/năm, gia đình anh Tuất đang sở hữu trang trại nuôi lợn với quy mô lớn và hiện đại nhất xã.

Làm trước, nói sau

 “click” chuot nuoi lon cong nghe cao hinh anh 1

Ảnh minh họa

Trang trại nuôi lợn của anh Tuất nằm trên cánh đồng, xa khu dân cư. Dù nuôi lợn với quy mô lớn, nhưng trang trại lợn của anh Tuất sạch đẹp, thoáng mát, không có mùi hôi thối. Điều đáng nói, anh Tuất thực hiện nghiêm quy trình phòng dịch bệnh cho đàn lợn. Trước khi bước vào trang trại lợn, dưới sự hướng dẫn của anh Tuất, chúng tôi phải bỏ hết giày dép ở ngoài. Thay vào đó, chúng tôi đi những chiếc ủng để sẵn ngoài cổng, bước qua lối vào duy nhất chứa nước có dung dịch sát khuẩn, khử trùng.

Trại lợn của anh Tuất được quy hoạch rất bài bản với 3 khu riêng biệt, gồm khu lợn nái sinh sản, khu nuôi lợn hậu bị và khu nuôi lợn thương phẩm. Chuồng lợn nào cũng sạch sẽ, có điều hòa, quạt gió khổng lồ, được đánh số thứ tự và có bảng ghi chi tiết khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày đối với từng đàn lợn. Dẫn chúng tôi đi tham quan đàn lợn, anh Tuất kể, anh đảm nhận chức “thủ lĩnh” ND xã Văn Đức từ năm 2012. Trước đó, anh đã có 10 năm làm Phó Chủ tịch Hội ND xã.

“Vốn con nhà nông, được cấp ủy, bà con trong xã tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND nên tôi luôn nhắc nhở bản thân phải giúp hội viên xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả để phát triển kinh tế. Đối với người cán bộ hội, nói phải đi đôi với làm. Muốn tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, bản thân phải đi trước làm đầu tàu mới tạo được niềm tin với bà con ND” - anh Tuất thổ lộ.

Làm công tác nông vận bận như nuôi con mọn, ấy vậy mà vợ chồng anh Tuất vẫn chăn nuôi thêm con lợn, con gà để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do quỹ đất nhỏ hẹp, anh Tuất chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Để việc chăn nuôi bài bản, trong thời gian làm Phó Chủ tịch Hội ND xã, anh Tuất tranh thủ ôn thi và thi đỗ vào Khoa Chăn nuôi thú y của Đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hệ tại chức.

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, anh Tuất vừa làm “thủ lĩnh” nông dân, vừa kiêm thêm “chức” cán bộ thú y ở xã. Năm 2007, anh Tuất mở thêm đại lý thức ăn chăn nuôi gia súc. Người dân trong xã Văn Đức ai cũng biết đến vị “thủ lĩnh” ND năng nổ, nhiệt tình, miệng nói tay làm, không nề hà bất cứ việc gì. Nhiều năm nay, bà con đã quen với hình ảnh vị “thủ lĩnh” ND của họ quần xắn móng lợn vào trại nghe chủ trại kể về khó khăn; xuống lồng bè nuôi cá xem tình hình dịch bệnh, hay ra đồng rau hỏi han tình hình giá cả...

Cuối năm 2015, khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, anh Tuất cùng người bạn góp vốn thuê 1 mẫu đất đầu tư trang trại nuôi lợn sạch, khép kín, biến giấc mơ thành hiện thực. Theo đó, trang trại hoàn toàn chủ động được con giống, cám, thuốc thú y. Trong quá trình nuôi, tất cả lợn được uống nước sạch, ăn thức ăn  đạt chuẩn, nằm trên sàn bê tông thoáng mát. Để công việc không chồng chéo, anh và người bạn phân công trách nghiệm rõ ràng. Anh Tuất sẽ phụ trách theo dõi và chăm sóc lợn con sau cai sữa, lợn thương phẩm, còn người bạn chăm sóc lợn nái. Vốn là kỹ sư chăn nuôi nên đàn lợn của anh Tuất lớn nhanh như thổi, hạn chế thấp nhất rủi ro trong chăn nuôi. Hiện trang trại lợn của anh Tuất có quy mô 60 con nái, 1.800 con lợn thịt/năm.

Trăn trở với cái khó, cái khổ của ND

Đối với người bình thường, việc chăm sóc cả nghìn con lợn cũng phải “bở hơi tai” huống hồ là anh Tuất còn giữ chức “thủ lĩnh” ND. Để vừa làm được công việc chuyên môn, vừa chăm được lợn, anh Tuất đã cho lắp đặt hệ thống camera theo dõi ở tất cả các chuồng và tích hợp phần mềm theo dõi trên máy tính và cả điện thoại. Khi đi làm, những lúc rảnh anh lại vào theo dõi đàn lợn. Có chuyện gì xảy ra ở chuồng trại là anh ngay lập tức  xử lý.

Anh Tuất cho biết, mới đầu tư trang trại nuôi lợn hơn 1 năm nhưng anh đã trải qua bao phen vất vả. Cuối năm ngoái khi mới xuống giống lợn chưa được bao lâu, thời tiết rét đậm, rét hại khiến đàn lợn con mới cai sữa ở trang trại anh Tuất cũng tím tái vì rét. Không biết bao đêm, anh thức trắng để thắp đèn sưởi ấm cho lợn. Rồi cuối năm 2016, giá lợn xuống “tận đáy”, người nuôi lợn trong đó có anh cũng lao đao…

“Có thực sự bắt tay vào làm, cán bộ hội mới hiểu được những vất vả của hội viên, ND. Người ND hiện nay bị hàng loạt khó khăn “bủa vây” do biến đổi khí hậu, thị trường tiêu thụ không ổn định, nhất là thiếu vốn làm ăn... Làm cán bộ hội tôi rất trăn trở với những khó khăn, thách thức của hội viên, ND mình. Thực sự, nhiều đêm nghĩ đến cái khó, cái khổ của hội viên, ND tôi không sao ngủ được…” - anh Tuất thổ lộ.

Trước khi đến thăm trang trại nuôi lợn của “thủ lĩnh” ND xã Văn Đức, tôi từng gặp anh Tuất nhiều lần khi anh cùng các hội viên, ND xã Văn Đức tham dự các phiên giao dịch giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các nông sản an toàn do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức. Nhưng ấn tượng hơn cả là khi gặp anh ở cuộc hội thảo tín dụng ngân hàng cho ngành nông nghiệp cũng do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức. Tại cuộc hội thảo này, anh Tuất đã nêu những khó khăn của ND Văn Đức hiện nay, nhất là về vốn đầu tư bằng những thông tin và số liệu cụ thể. Theo anh Tuất, việc nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng thương mại vẫn vấp phải hai rào cản cũ. Đó là các quy định về tài sản thế chấp (trong đó có các khó khăn về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại) và xác định giá trị tài sản trên đất quá thấp so với thực tế. Đây là những khó khăn cơ bản chưa được các cấp, các ngành tháo gỡ kịp thời khiến ND, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng thương mại vẫn rất khó khăn.

Qua trình bày của anh đủ thấy phải là “thủ lĩnh” ND gần gũi, gắn bó với hội viên, ND của mình lắm anh mới hiểu họ đang cần cái gì, gặp khó khăn gì và phải tìm cách giải quyết, đề xuất với Hội ND cấp trên, cấp Ủy, chính quyền và các ban ngành liên quan tháo gỡ khó khăn một cách rất mạch lạc và thuyết phục. 

Tháo gỡ khó khăn về nhu cầu vốn cho ND

Theo quy định, các trang trại phải có diện tích 2,1ha trở lên mới được cấp giấy chứng nhận, trong khi khu vực ngoại thành Hà Nội đất chật, người đông rất khó để tích tụ diện tích lớn nên chính sách ưu đãi về vốn với ND còn xa vời. Ngay cả những hộ đã được công nhận là trang trại, số vốn được vay cũng rất ít bởi các ngân hàng thương mại định giá tài sản thế chấp để cho vay rất thấp. Tôi đề nghị, Hội ND cấp trên, ngân hàng và các cấp ban ngành hỗ trợ, tháo gỡ vấn đề về vốn cho ND.

Nguyễn Văn Tuất – Chủ tịch Hội ND xã Văn Đức(Gia Lâm, Hà Nội)

 

Xứng danh đầu tàu của hội viên, ND

Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Văn Đức rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, ND, nông thôn. Với vai trò là Chủ tịch Hội ND xã Văn Đức, anh Tuất đã năng động, bám sát cơ sở và tích cực tham mưu cho cấp ủy thực hiện tốt các vấn đề, chính sách về tam nông. Đảng ủy, UBND xã Văn Đức đánh giá cao các hoạt động tập huấn, chuyển giao KHKT, tư vấn, làm dịch vụ, hỗ trợ ND… của Hội ND xã trong thời gian vừa qua. Từ các hoạt động này, đã góp phần nhân rộng các điển hình ND tiên tiến, mà anh Tuất đóng vai trò là đầu tàu, nòng cốt xuất sắc…

Trần Thị Hải – Phó Bí thư Thường trựcĐảng ủy xã Văn Đức

 

Hoạt động đều, chắc tay

Nhiều năm nay, Hội ND xã Văn Đức luôn trong “top” đầu các Hội ND cơ sở có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào ND. Điều đáng nói, không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ND, Hội ND xã Văn Đức đã tập trung các giải pháp hỗ trợ hội viên, ND làm giàu. Hiện, Hội ND xã Văn Đức đang là một trong những Hội ND cơ sở quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cao nhất huyện Gia Lâm. Hội ND cơ sở nào cũng hoạt động cũng đều tay như Văn Đức chắc chắn công tác hội và phong trào ND sẽ sinh động, hiệu quả, thiết thực…

Chu Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Gia Lâm

Đức Thịnh (ghi


Theo Thu Hà/ Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153826

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71381141