07:04 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công tác phòng, chống thiên tai sẽ chuyên nghiệp, hiệu quả hơn!

Thứ ba - 15/08/2017 19:21
Hôm nay (16.8), tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức lễ ra mắt Tổng cục Phòng, chống thiên tai (PCTT). Đây là lần đầu tiên, một cơ quan chuyên trách cấp Tổng cục về PCTT được thành lập. Nhân dịp này, phóng viên Báo NTNN đã phỏng vấn ông Trần Quang Hoài  – Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT.
cong tac phong, chong thien tai se chuyen nghiep, hieu qua hon! hinh anh 1

Ông Trần Quang Hoài  – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai 

Là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hàng năm nước ta chịu rất nhiều tác động từ các hiện tượng thời tiết thiên nhiên cực đoan như bão, lụt, mưa lớn, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở… Theo ông việc thành lập Tổng cục PCTT thời đểm này có ý nghĩa ra sao?

- Theo thống kê, năm 2016, thiên tai đã gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng (gần 2 tỷ USD), ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, kinh doanh. Gần đây, trận mưa lớn gây lũ quét ở Sơn La, Yên Bái cũng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chưa kể, vài năm gần đây, nhiều siêu bão xuất hiện, hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt hơn.

 cong tac phong, chong thien tai se chuyen nghiep, hieu qua hon! hinh anh 2

Nhà máy thủy điện ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) bị thiệt hại nặng sau trận lũ quét lịch sử diễn ra vào tháng 8.2016.  Ảnh: Trần Quang

Tổng cục PCTT có 21 nhiệm vụ chính

Theo Quyết định số 26 ngày 3.7 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục PCTT, trực thuộc Bộ NNPTNT, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, có 21 nhiệm vụ chính. Các đơn vị thuộc Tổng cục PCTT, gồm: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế, Thanh tra; Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai; Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng; Vụ Quản lý đê điều; Văn phòng Tổng cục; Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai; Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai.

Ngoài thiên tai, tác động nhân tai cũng không hề nhỏ. Các nước xung quanh ta như Trung Quốc, Campuchia, Lào xây dựng các đập thủy điện trên hệ thống sông Mekong, sông Hồng, và họ ít hợp tác với ta trong việc cung cấp thông tin, điều phối dòng chảy. Rồi nhân tai như hút cát, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình cạnh sông gây sạt lở; ở miền núi, tình trạng bạt núi làm nhà hoặc làm nhà ở các khe suối... cũng phần nào khiến cho lũ quét, sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chính vì những hạn chế trên đòi hỏi công tác PCTT cần đẩy mạnh hơn nữa trong giai đoạn sắp tới, và sự ra đời của Tổng cục PCTT nhằm giải quyết những tồn tại trên. Bởi công tác PCTT không chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định, mà đó là việc cần thực hiện từ đời này qua đời khác.

Tổng cục PCTT sẽ có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể gì, thưa ông?

- Tổng cục PCTT là cơ quan chuyên trách về lĩnh vực quản lý, PCTT thuộc Bộ NNPTNT. Trong đó, Tổng cục PCTT sẽ tham mưu cho Bộ NNPTNT, Chính phủ ban hành văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong PCTT, huy động nhiều hơn nguồn lực từ xã hội, sự vào cuộc của toàn dân trong việc PCTT. PCTT là cuộc chiến liên tục, lâu dài, không ngừng nghỉ.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là, đào tạo nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, từ lãnh đạo cao cấp đến lực lượng làm chuyên môn và người dân để họ hiểu được thiên tai giai đoạn này thay đổi như thế nào và phòng chống ra sao, từ đó quản lý thiên tai để giảm rủi ro. Tổng cục cũng có nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phối hợp với các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái lan để cùng quản lý và PCTT hiệu quả.

Trước đây, cơ quan thường trực về PCTT là Tổng cục Thủy lợi chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt, bão. Tổng cục PCTT sẽ có chức năng gì khác, đặc biệt là việc đối phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp có thể xảy ra, thưa ông?

- So với nhiệm vụ trước đây của Tổng cục Thủy lợi, việc thành lập Tổng cục PCTT sẽ giúp cho công tác PCTT sẽ chuyên nghiệp hơn, quyết liệt hơn, đặc biệt, công tác tham mưu chỉ đạo trước, trong và sau thiên tai tốt hơn. Việc phối hợp với các địa phương cũng cần tăng cường hơn để tránh xảy ra những rủi ro lớn, đáp ứng và đối phó đầy đủ với 21 loại hình thiên tai ở nước ta.

Đối với việc ứng phó các tình huống khẩn cấp, Tổng cục đã có riêng Cục Ứng phó thiên tai. Cục này sẽ theo dõi toàn bộ thiên tai trong cả nước sau đó tham mưu cho ban chỉ đạo, đây là cơ quan thường trực để ban chỉ đạo điều hành PCTT, chỉ đạo kịp thời cho địa phương, nhất là khâu phòng và tái thiết sau thiên tai.

Hàng năm, nước ta chịu tác động của hàng loạt hiện tượng  nguồn lực dành cho PCTT còn hạn chế. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Phải thừa nhận, hiện nay Chính phủ đã rất quan tâm đến PCTT. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong tình hình mới, nguồn lực hiện tại chưa đáp ứng được. Chẳng hạn như, công tác dự báo cảnh báo, các trạm đo, quan trắc, đài radar còn thiếu và chưa đồng bộ; những cơ sở phục vụ trú, tránh bão, sạt lở đất, lũ quét, bờ biển đã đầu tư nhưng chưa đầy đủ; công tác hỗ trợ khẩn cấp sau thiên tai còn yếu, địa phương có nhu cầu 10, chúng ta mới đáp ứng được 2-3. Vì vậy tới đây chúng tôi sẽ xem xét và có đề xuất cụ thể tới Bộ NNPTNT, Thủ tướng về vấn đề này.

Trong đó, công tác tái thiết sau thiên tai cũng rất quan trọng, Tổng cục PCTT sẽ giúp cho công tác tổ chức, tái thiết sau thiên tai được tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ngọc Lê - An Nhiên/Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tổng cục

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230


Hôm nayHôm nay : 51642

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 424469

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73471440