09:38 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cử nhân 8X nuôi dúi, thu trăm triệu mỗi năm

Chủ nhật - 08/01/2017 09:45
Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, nhưng nữ cử nhân 8X ở xã miền núi Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam vẫn mạnh dạn trở về quê nuôi dúi rừng, mỗi năm thu trăm triệu đồng…

Cử nhân đi nuôi dúi…

Đó là Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi, ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam). Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng, thay vì tìm một công việc ổn định với chuyên ngành đã học, Phượng lại khăn gói về quê chọn cho mình con đường lập nghiệp của một nhà nông là chăn nuôi con dúi rừng. Đến nay, Phượng đã thực hiện được ước mơ lớn là sở hữu một trang trại nuôi dúi lớn nhất xã.

 cu nhan 8x nuoi dui, thu tram trieu moi nam hinh anh 1

Cử nhân 8X Nguyễn Thị Phượng cùng với trang trại nuôi dúi, nhím của mình. Ảnh: T.H

Ông Nguyễn Thế Vinh - Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh cho biết: Với ý tưởng dám quyết, dám làm của Nguyễn Thị Phượng, bước đầu đã thành công. Hiện Phượng đang liên kết với nhiều hộ chăn nuôi khác trên địa bàn để mở rộng mô hình. Phượng đứng ra cung cấp con giống và đảm bảo thu mua thương phẩm cho bà con. Đến nay mô hình này đã lên tới hàng chục gia trại”.

Phượng tâm sự: “Khi còn là sinh viên, đăng ký đề tài làm khóa luận, em được thầy cô giao “tìm hiểu về đặc tính của loài dúi”. Sau một thời gian tìm hiểu để hoàn thành khóa luận, em thấy dúi cũng hiền, lại dễ nuôi. Thế là, sau khi kết thúc đề tài khóa luận, em lặn lội ra Bắc mua 10 cặp dúi rừng đã được thuần phục với giá 15 triệu đồng về nuôi thử nghiệm…”.

Ước vọng lớn từ con dúi, nhưng trong quá trình vận chuyển 10 cặp dúi về nhà, do đường xa, công tác di chuyển gặp khó khăn nên khi về tới nhà dúi chết gần hết, chỉ còn lại một cặp. Từ cặp dúi giống này, Phượng đã cố gắng nuôi, chăm sóc. Trời không phụ lòng người, sau một thời gian ngắn, cuối cùng cặp dúi giống đã sinh sản được 6 con. Lấy động lực từ đó, Phượng dần dần mở rộng mô hình, xây dựng chuồng trại và tiếp tục mua thêm giống để đẩy nhanh số lượng đàn. Đến nay, số dúi tại chuồng của Phượng luôn dao động từ 200 - 250 con, trong đó có 70 cặp dúi bố mẹ. Dúi mẹ một năm sinh sản 3 lứa, một lứa 3 - 5 con.

Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, Phượng đã kinh qua không biết bao nhiêu lần thất bại. “Có thời điểm em suy sụp vì dúi chết quá nhiều mà không rõ nguyên nhân, cũng không tìm ra được cách xử lý…” - Phượng nói.

Dúi “đẻ” trăm triệu!

Phượng cho biết, con dúi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm ngủ ngày nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn cũng rất dễ tìm như cây, cỏ và rau, củ các loại. Điều đặc biệt nhất của dúi là phân y như mùn cưa nên không có mùi hôi tanh, vì vậy ở đâu cũng có thể nuôi.

Cũng theo Phượng, dúi có trọng lượng từ 3 - 5g là có thể bắt đầu nuôi giống, nuôi trong vòng 6 tháng là có thể xuất bán thương phẩm với trọng lượng từ 1 - 1,5kg, giá 400.000 - 450.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi giúp Phượng thu về hơn 200 triệu đồng/năm.

Hiện nay, mỗi ngày trang trại của Phượng cung cấp ra thị trường hơn 15 con dúi với gần 20kg thịt, chưa kể số lượng con giống bán ra. “Nói thì nghe nhiều vậy nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng nên sắp tới, khi ổn định được nguồn vốn em sẽ tiếp tục mở rộng mô hình. Hiện giờ em đang nuôi thêm 30 con nhím, mỗi năm thu nhập gần 70 triệu đồng từ việc bán nhím…” - Phượng tâm sự. 

Tác giả bài viết: Trương Hồng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 57844

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 430671

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73477642