02:41 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cử nhân về quê ở nhà cấp 4, "nhường" nhà tầng cho...gà

Thứ ba - 06/03/2018 20:28
Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh năm 2010 tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, anh Quang tìm được việc làm tại 1 công ty nhôm kính ở Đà Nẵng và sau đó mở 1 công ty riêng về lĩnh vực này. Nhưng vì việc gia đình, anh bỏ về quê xây nhà tầng chỉ để...nuôi gà.
Với sở thích nuôi gà khi còn là sinh viên, anh Văn Phú Quang (thôn Xuyên Đông 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng nhà cao tầng, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa để nuôi gà thương phẩm.

cu nhan ve que o nha cap 4, 'nhuong' nha tang cho...ga hinh anh 1

Anh Quang đang chăm sóc đàn gà. Ảnh: LÊ TÌNH.

Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh năm 2010 tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, anh Quang tìm được việc làm tại một công ty nhôm kính ở Đà Nẵng và sau đó mở một công ty riêng về lĩnh vực này. Thế nhưng, đầu năm 2013 vì lý do gia đình nên anh phải về quê lập nghiệp và chăm lo cho mẹ. Anh Quang nói: “Từ khi ba tôi mất, muốn tạo công việc cho mẹ và cô ruột nên tôi quyết định về quê đầu tư nuôi gà”.

Ban đầu bắt tay vào nuôi gà anh Quang gặp rất nhiều khó khăn, một phần gia đình không ủng hộ vì nghĩ rằng người đang ở trong ngôi nhà cấp 4 mà xây nhà cao tầng để nuôi gà thì thật là vô lý. Một phần về nguồn vốn, gia đình lúc đó khó khăn, không thể giúp đỡ gì được cho anh.

Sau khi tích góp hơn 500 triệu đồng, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại. Với đặc điểm khí hậu ở miền Trung thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt, khi nước lụt lên nếu không xử lý kịp thì số lượng gà đang nuôi có thể thiệt hại nên anh thiết kế trang trại 2 tầng kiên cố với nhiều hạng mục, phù hợp với kiểu chăn nuôi trang trại.

Ở tầng trệt, anh Quang xây một gian phòng riêng để nuôi gà phối giống và một gian nuôi gà thịt thương phẩm chuẩn bị xuất bán, với không gian rộng rãi thoáng mát. Ở tầng lầu, anh dành 2 gian để nuôi gà lấy trứng với hệ thống thông gió điều hòa không khí cho trang trại. Ngoài ra, anh Quang còn sử dụng hệ thống máy ấp trứng công suất lớn, hệ thống máng uống nước tự động.

 
Cũng nhờ xây trang trại cao tầng để nuôi gà nên qua các đợt lụt xảy ra vào cuối năm ngoái mô hình này không bị ảnh hưởng gì nhiều. Hiện nay, trang trại nuôi gà của anh Quang cung cấp sản phẩm chủ yếu cho thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng và đặc biệt là chuỗi siêu thị Co.opMart tại khu vực miền Trung.

Với quy mô hơn 3.000 con gà, trang trại của anh Quang hoạt động theo 3 quy trình. Trứng ấp từ 19 đến 21 ngày nở thành con, trong một tháng đầu được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, sau đó đến tháng thứ 2, gà được cho ăn hỗn hợp vi sinh hữu cơ để kích thích tăng trưởng, tháng cuối cùng  thức ăn dành cho gà chỉ là rau và lúa, nhằm nâng cao chất lượng thịt thương phẩm để xuất bán.

Anh Quang chia sẻ, để có một mô hình quy mô lớn, phát triển ổn định như vậy thì có 2 điều cần tuân thủ, đó là môi trường sạch là lót nệm vi sinh hữu cơ và quy trình tiêm vắc xin đầy đủ.

Bình quân một năm anh Văn Phú Quang nuôi 12 lứa gà, mỗi lứa anh Quang thu được từ 20 đến 30 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí anh thu lãi hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Trong tương lai, với nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, anh Quang cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mô hình nuôi gà thả vườn tự nhiên. Với diện tích như bây giờ, mỗi tháng xuất ra 1.000 con gà, nếu không đủ số lượng cung cấp cho thị trường, anh sẽ tiến hành làm một tổ hợp tác.

Sau khi gà con được ấp nở thì tiến hành tiêm vắc xin đầy đủ 30 ngày rồi chuyển xuống cho bà con nông dân nuôi và trực tiếp giám sát quy trình thuốc men, thức ăn; khi gà đủ ngày tuổi thì anh thu mua lại và cung cấp cho thị trường. Nhờ  xây dựng mô hình chăn nuôi gà sạch của mình và giúp đỡ các thanh niên địa phương làm kinh tế, anh Văn Phú Quang vinh dự được Huyện đoàn Duy Xuyên tặng danh hiệu “Thanh niên làm kinh tế giỏi năm 2017”.

Theo Báo Quảng Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 689

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 688


Hôm nayHôm nay : 34065

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1425087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74472058