Khách tham quan vườn quýt hồng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, các đơn vị thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai hiệu quả Luật Du lịch 2017; tăng cường công tác triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch theo Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL; thực hiện có hiệu quả Biên bản hợp tác phát triển du lịch giữa cụm và TP. Hồ Chí Minh, nhất là trong kinh nghiệm về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, hợp tác lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực về kêu gọi đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch. Các tỉnh trong cụm hỗ trợ và định hướng để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ký kết các chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch, hỗ trợ bổ sung sản phẩm, thúc đẩy du lịch mỗi địa phương cùng phát triển.
Bên cạnh đó, các tỉnh chủ động phối hợp triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL được Chính phủ phê duyệt và thực hiện Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng để tiến tới xây dựng sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của từng địa phương, không trùng lắp, kết nối xây dựng sản phẩm tiêu biểu chung của cụm thu hút khách du lịch.
Các địa phương cần giới thiệu các dự án đầu tư, tiềm năng phát triển điểm đến du lịch của mình cũng như các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư về du lịch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu đầu tư vào các dự án phát triển du lịch của cụm.
Ngoài ra, các tỉnh trong cụm cùng phối hợp tham gia gian hàng chung trong Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa cụm và TP.Hồ Chí Minh như: Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh; Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam; Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội; Hội chợ Quốc tế TP.Hồ Chí Minh (ITE HCM); các sự kiện du lịch, lễ hội, Tuần văn hóa du lịch, hội chợ giữa các địa phương trong cụm; liên kết đào tạo kỹ năng nghề du lịch, phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức 1 lớp tập huấn quản lý nhà nước về du lịch và phổ biến pháp luật du lịch mới; tổ chức các Đoàn Famtrip khảo sát tuyến điểm du lịch mới…
Đẩy mạnh công tác liên kết quảng bá du lịch qua liên kết chia sẻ thông tin trong cụm, và cả các kênh mạng xã hội, thông tấn báo chí trong và ngoài cụm đưa hình ảnh, thương hiệu về du lịch của cụm đến với du khách trong và ngoài nước…
Năm 2017, cụm du lịch phía Đông đã góp phần đáng kể vào lượng khách trên 34 triệu lượt người đến với ĐBSCL, trong đó, có trên 2,8 triệu khách quốc tế, tăng 11,1% so với cùng kỳ, tổng doanh thu du lịch đạt 17.194,9 tỷ đồng.
Riêng TP.Hồ Chí Minh, năm 2017, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt hơn 6,3 triệu lượt khách, tăng 22,9% so với năm 2016 và vượt 10% so với kế hoạch, tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt gần 116.000 tỷ đồng.
Theo Nguyễn Toàn/Báo KTNT.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn