16:20 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đắk Lắk: Dự án cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao

Chủ nhật - 13/10/2019 23:47
Cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và đạt hiệu quả kinh tế cao chính là mục tiêu thực hiện mô hình “Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã triển khai trong giai đoạn năm 2018-2019 có quy mô 200 con bò cái nền được thụ tinh nhân tạo của 70 hộ dân tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã đạt kết quả tốt.
Bê lai BBB tại xã Xuân Phú – huyện Ea Kar- tỉnh Đắk Lắk

Bê lai BBB tại xã Xuân Phú – huyện Ea Kar- tỉnh Đắk Lắk

Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt chất lượng cao

Chất lượng con giống tốt song hành với việc áp dụng chăn nuôi đúng kỹ thuật là điều kiện quan trọng để tạo nên sự khác biệt, nổi trội nhằm giúp cho nghề chăn nuôi bò phát triển mạnh theo đúng định hướng phát triển chăn nuôi của địa phương. Vì vậy, năm 2018-2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính” có quy mô là 200 con bò cái nền được tham gia thụ tinh nhân tạo của 70 hộ nông dân tại 2 xã Cư Huê và Xuân Phú, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, lựa chọn các hộ tham gia phải dựa trên tiêu chí là số lượng và tiêu chuẩn bò cái nền đáp ứng theo yêu cầu dự án, có kinh nghiệm chăn nuôi, có khả năng học tập kỹ thuật, chuồng trại, điều kiện kinh tế để thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, tuân thủ hướng dẫn và các quy định chung của dự án. Định mức cho 1 con bò cái nền tham gia mô hình gồm: 2 liều tinh đông lạnh, 2 lít ni tơ lỏng, 2 bộ dụng cụ thụ tinh nhân tạo (găng tay, ống gen), 240 kg thức ăn hỗn hợp, trong đó nhà nước hỗ trợ 50% và nông dân đối ứng 50%.

Nhằm cải tạo chất lượng đàn bò địa phương để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tại các vùng chăn nuôi thì phải chọn các giống chuyên thịt năng suất chất lượng cao. Trong khuôn khổ thực hiện dự án, Trung tâm Khuyến nông đã chọn tinh bò đực giống Blanc Blue Belge (BBB) để phối giống cho 200 con bò cái nền của các hộ tham gia dự án. Bò cái nền sinh sản phải đủ tiêu chuẩn làm giống để lai tạo, có ngoại hình đẹp, trọng lượng ≥220 kg/con. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, hướng dẫn tư vấn kỹ thuật cho bà con các bước chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều quan trọng trong chăn nuôi bò sinh sản là cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bò cái trong giai đoạn mang thai và nuôi con. Ngoài các loại thức ăn thô xanh có trong khẩu phần, Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ 24 tấn thức ăn hỗn hợp (120 kg/con) cho 200 con bò cái nền của các hộ tham gia.

Hiệu quả nhân rộng cao

Qua 2 năm triển khai thực hiện, từ 200 con bò cái nền tham gia được thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ phối giống có chửa lần 1 đạt 75% đã tạo ra 200 con bê lai có trọng lượng trung bình 28,28 kg/con. Những con bò cái nền được chăn nuôi đúng kỹ thuật nên bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, cho năng suất, chất lượng thịt cao và được nông dân ưa chuộng. Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng đạt 98,84% và trọng lượng cai sữa lúc 6 tháng tuổi đạt bình quân là 138,61kg/con. Mặt khác, bò cái sau khi sinh có khả năng hồi phục cơ thể sau sinh nhanh hơn và động dục sớm hơn so với những con bò cái không tham gia dự án. Chi phí của phương pháp thụ tinh nhân tạo rẻ hơn nhiều so với sử dụng bò đực giống nhảy trực tiếp và được áp dụng rộng rãi ở tất cả các địa bàn kể cả vùng sâu vùng xa.

Theo gia đình bà Vũ Thị Mai (xã Xuân Phú – huyện Ea Kar) cho biết: “Được nhà nước quan tâm hỗ trợ chăn nuôi bò và cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản nên từ khi gia đình tôi tham gia dự án này thì đã biết chăn nuôi đúng kỹ thuật so với trước đây, ngoài ra gia đình tôi còn biết cách chủ động chuẩn bị được nguồn thức ăn thô xanh như cỏ và ủ xanh thân cây ngô để dự trữ thức ăn cho bò vào mùa khô. Những con bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, nhanh lớn, bê bán được giá cao.”

Mô hình áp dụng phương pháp nhân giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng việc sử dụng tinh bò đực giống có năng suất, chất lượng cao đã tạo ra thế hệ lai có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, cải thiện khả năng di truyền. Hiệu quả kinh tế từ mô hình cao hơn so với các hộ ngoài mô hình là 19,75%. Mỗi con bê lai sau sáu tháng nuôi có giá trị cao hơn bò địa phương khoảng 1.320.525 đồng, có tổng thu nhập tăng thêm là 261.463.950 đồng. Sau 18 tháng, đã nhân rộng thêm 130 bò cái được phối bằng thụ tinh nhân tạo với 60 hộ tại các xã triển khai dự án.

Từ hiệu quả đó, dự án đã giúp bà con tiếp cận được những kiến thức về chăn nuôi bò theo hướng bền vững, khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất tạo thành làng nghề chăn nuôi, giải quyết được việc làm cho phần lớn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp, phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần hoàn thành một số tiêu chí của chương trình mục tiêu Quốc gia - xây dựng nông thôn mới.

Ông Ngô Nhân (Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk) phát biểu tại cuộc hội thảo tổng kết dự án: “Triển khai dự án cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có sự thực nghiệm bằng thực tế tại địa phương để biết được kết quả thực hiện. Với sự quan tâm ủng hộ của bà con, chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện dự án đã có được những kết quả tốt, từ đó phân tích để chỉ ra cách nuôi con bò lai giống ngoại khác hơn so với những con bò khác không đầu tư đúng kỹ thuật, tạo nên giá trị gia tăng trên 1 con bò trong mô hình. Thông qua đó, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk triển khai dự án với mong muốn được nhân rộng, thông tin tuyên truyền và quảng bá bằng những việc làm thực tế trong sản xuất của mỗi gia đình để phát triển kinh tế, phù hợp với tái cơ cấu ngành xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Cao Phúc/https://www.mard.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 346

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 343


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774895

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002210