23:41 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đáng nể mô hình trồng rau thủy canh công nghệ cao đầu tiên ở Thừa Thiên – Huế

Chủ nhật - 11/02/2018 19:48
Khu nhà kính hiện đại rộng 2.000m2 của chị Lê Thị Tám (tại thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) được xem là mô hình đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên – Huế trồng rau theo phương pháp thủy canh.
07-28-37_tv1
Vườn rau Thảo Vy rộng 2.000m2 với chi phí đầu tư gần 2 tỷ đồng

Vườn rau của chị Lê Thị Tám nằm trên một bãi bồi hạ du sông Hương. Để tìm được trang trại này khá đơn giản, chỉ cần hỏi vườn rau Thảo Vy ở đâu thì người dân trong vùng ai cũng biết và chỉ ngay. Chúng tôi gặp chị Tám trong buổi chiều cuối năm. Dịp này khách các nơi về tham quan liên tục. Mỗi lần có người đến, cô gái gốc Phú Yên lại nở nụ cười tươi, niềm nở giới thiệu quy trình trồng rau cho khách.

Nói về cơ duyên đến với trồng rau, chị Tám bộc bạch: “Trước tôi chuyên thu mua rau để nhập cho các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhận thấy nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân ngày càng tăng cao, tôi bàn với chồng khởi nghiệp bằng nghề này. Sau khi đi các nơi học hỏi kinh nghiệm và qua internet, vợ chồng tôi quyết định chọn mô hình canh tác rau thủy canh, bởi tính hiệu quả và trên hết phương pháp này cho cây rau rất sạch, đảm bảo sức khỏe người dùng”.

Tháng 8/2017, được sự đồng ý của UBND huyện Phú Vang, chị Tám bắt tay thực hiện mô hình trồng rau thủy canh tại thôn Tây Trì Nhơn. Vốn đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến gần 2 tỷ đồng nhưng chị vẫn quyết thực hiện “ước mơ” rau sạch của mình ấp ủ. Và chỉ mấy tháng sau đó, một khu nhà màng rộng 2.000m2, trang bị các hệ thống hiện đại đã mọc lên bên sông một cách vững chãi.

07-28-37_tv2
Khu nhà trang bị hệ thống các bình chứa nước dinh dưỡng cỡ lớn, cung cấp đủ nước trong quá trình rau sinh trưởng đến lúc thu hoạch

Chị Tám cho biết, phương pháp trồng rau thủy canh đem lại hiệu quả cao, rau được trồng trong các ống nhựa nối thành một hệ thống giàn, bên trong các ống nhựa có chứa dung dịch thủy canh. Áp dụng kỹ thuật này giúp chủ động trong việc cung cấp nước, chất dinh dưỡng, điều chỉnh ánh sáng nên cây trồng phát triển rất tốt, tránh được các tác nhân sâu bệnh, do đó không cần sử dụng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật. Khi thu hoạch cũng đơn giãn hơn và có thể ăn luôn tại giá thể.

Anh Tùng (chồng chị Tám) tính toán, trên cùng một diện tích đất, đầu tư trồng rau thủy canh chi phí cao hơn so với phương pháp truyền thống do giá hạt giống và thiết bị cao. Chất lượng giống và cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong nước là hai yếu tố quyết định thành bại đối với phương pháp này.

Về hạt giống, vườn rau Thảo Vy nhập toàn bộ từ Hà Lan với giá cao gấp hàng chục lần giống trong nước, bình quân mỗi hạt giá 1.000 đồng, nhưng bù lại khả năng cho thu hoạch gần như đạt 100%.

07-28-37_tv3
Nước được pha sẵn dinh dưỡng theo đường ống chảy ngang qua khay chứa cây một lượng vừa phải

Nhìn từng giàn cải thìa, xà lách tím, xà lách bó xôi xanh mướt, rồi đưa mắt quá mấy chùm cà chua lủng lẳng trên cây, anh Tùng không giấu được niềm phấn khởi, nói: “Thời gian vừa rồi vợ chồng tôi cũng vất vả, nhưng khi khu nhà được hình thành, cây rau phát triển tốt bao nhiêu mệt mỏi cũng tan biến hết”.

Chị Tám cho biết thêm, tùy loại rau mà có chu kỳ phát triển khác nhau. Với xà lách, rau màu khác từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 25 - 30 ngày, thu hoạch lứa này xong là trồng đợt giống khác luôn nên có thể trồng được quanh năm. Hiện nay, trong nhà màng chị Tám còn trồng 3.000 gốc cà chua, bình quân thu hoạch được 2 - 3kg quả/gốc, một năm trồng 2 vụ cà chua cũng cho thu nhập cao.

Hiện sản phẩm rau quả của chị Lê Thị Tám được bán cho các trường học phục vụ bữa ăn bán trú, nội trú cho học sinh. Bên cạnh đó, nguồn rau sạch này còn cung cấp cho một số khách sạn, nhà hàng uy tín trên địa bàn TP Huế. Tùy vào loại rau, cải khi đưa đến thị trường, có giá giao động khoảng 50.000 đồng/kg và đang được người tiêu dùng đón nhận.

07-28-37_tv4
Chị Lê Thị Tám bên lứa rau sắp thu hoạch
07-28-37_tv5
Toàn bộ cây, ngoại trừ bộ rễ, đều có thể ăn được ngay tại chỗ
07-28-37_tv6
3.000 gốc cà chua sai trĩu quả, sắp đến ngày thu hoạch
07-28-37_tv7
Người tham quan vườn rau thủy canh Thảo Vy có tâm trạng thoải mái vì bầu không khí trong nhà kính luôn thoáng đãng, họ thích thú chụp ảnh cùng rau xanh
Khu nhà kính của vợ chồng chị Tám được ghi nhận là mô hình thâm canh rau công nghệ cao đầu tiên ở cố đô, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng trong Tỉnh. Không chỉ vậy, vườn rau Thảo Vy còn tạo việc làm cho 10 lao động thời vụ và 2 - 3 lao động thường xuyên với mực thu nhập ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo Minh Tuấn/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 794

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 793


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1481827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74528798