06:00 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm sáng nông thôn mới: Bài cuối - Tạo đà vững chắc phát triển nông nghiệp

Chủ nhật - 08/07/2018 21:46
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ quan trọng. Với đặc thù ven đô, có nhiều lợi thế, Hà Nội đã, đang chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị đất canh tác. Trong đó, thành phố đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà vững chắc phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới.

 

Sản xuất nấm kim châm chất lượng cao tại Công ty TNHH Kinoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Bá Hoạt

Chủ trương đúng, trúng

Mười năm trước, nông nghiệp Thủ đô còn khá manh mún và lạc hậu. Trung bình ở khu vực nông thôn mỗi hộ có từ 5 đến 7 thửa ruộng, mỗi thửa nằm ở một xứ đồng khác nhau. Ruộng đã manh mún, giao thông thủy lợi cũng khó khăn nên sản xuất nông nghiệp không hiệu quả. Gia đình bà Dương Thị Soạn ở thôn Hương Vĩnh (xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ) trước đây có 4 sào ruộng với nhiều thửa nằm ở khắp các xứ đồng. Vì ruộng nhỏ, phải làm bằng sức người là chính nên kém hiệu quả, năng suất lúa không cao.

Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, một trong những bước đi mang tính đột phá gắn với thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, là công tác dồn điền, đổi thửa; phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung theo quy hoạch. Vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân. Có ruộng lớn, nhiều hộ dân đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành những cánh đồng chuyên canh lớn.

Để hỗ trợ sản xuất, TP Hà Nội đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất tập trung..., đặc biệt là Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8-7-2015 về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020 của HĐND thành phố. Kiểm tra thực tế Chương trình 02-CTr/TU tại các địa phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định chủ trương của thành phố sẽ luôn đồng hành, ủng hộ và hỗ trợ doanh nghiệp những vấn đề cụ thể, thiết thực. Nhờ chủ trương đúng, trúng và cách làm bài bản, các chính sách đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần thay đổi căn bản sản xuất nông nghiệp ở Thủ đô.

Đến nay, TP Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng cam Canh, bưởi Diễn, chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì, Mê Linh… Trong chăn nuôi, Hà Nội đã có đàn gia súc, gia cầm đứng ở nhóm đầu cả nước với tổng đàn trâu bò hơn 164.000 con; đàn lợn hơn 1,8 triệu con; đàn gia cầm hơn 30 triệu con. Giá trị gia tăng ngành Nông nghiệp tăng bình quân 2,1%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,8%/năm; giá trị thu nhập trên 1ha canh tác đạt 250 triệu đồng/năm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2016-2020, thành phố phấn đấu có 1 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất 1 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Và từ chỗ gần như chưa có, đến nay, toàn thành phố có 123 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, chăn nuôi của Hà Nội đã chuyển từ hình thức nông hộ sang tập trung, đóng góp 53% vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố. Cơ cấu con giống chuyển mạnh sang các giống nhập ngoại có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. 

Công ty TNHH Kinoko Thanh Cao (xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức) - doanh nghiệp trồng nấm ứng dụng công nghệ cao đầu tiên ở Hà Nội là một ví dụ. Giám đốc Công ty Dương Thị Huệ cho biết, toàn bộ dây chuyền công nghệ trồng nấm được nhập từ Nhật Bản. Quy trình sản xuất khép kín, với sản lượng hàng tấn nấm/ngày, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, hiện Hà Nội có 119ha trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới; 15ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; 5 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 458m2; trong trồng hoa, có khoảng 110ha ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu. Điển hình như mô hình trồng hoa lan công nghệ cao của Hợp tác xã Đan Hoài - Flora Việt Nam (huyện Đan Phượng), Hợp tác xã hoa, cây cảnh Thụy Hương (huyện Chương Mỹ)… Việc ứng dụng cơ giới hóa vào trồng trọt cũng được tăng cường. Nếu như mười năm về trước, sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào sức người là chính thì đến nay tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 97%, phun thuốc bảo vệ thực vật có động cơ 46%, thu hoạch nông sản bằng máy 85%...

Ngoài ra, đến nay trên địa bàn thành phố đã hình thành 115 mô hình liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản sạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, các địa phương đã có nhiều mô hình liên kết là: Ứng Hòa, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn... giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bảo đảm đầu ra ổn định.

Những thành tựu trong nông nghiệp ở Hà Nội 10 năm qua là kết quả của sự nỗ lực và quyết tâm, chung sức, chung lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Là một đô thị lớn, Hà Nội đã, đang phát huy thế mạnh nhằm tiếp tục phát triển nông nghiệp du lịch, nông nghiệp sinh thái vừa tạo cảnh quan, vừa thu hút du khách tới tham quan, tạo cơ sở vững chắc phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới, tiếp tục nâng cao đời sống nông dân.
Theo Nguyễn Mai/Báo HNM.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243


Hôm nayHôm nay : 26209

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172082

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219053