02:19 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm sáng trong phát triển rau sạch

Chủ nhật - 07/08/2016 10:55
Với kinh nghiệm canh tác rau kết hợp với kỹ thuật hiện đại người dân xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội đã tạo nên một vùng rau đa dạng, nhiều chủng loại: củ cải, bí xanh, rau cải,… đem lại giá trị kinh tế cao, đời sống có sự thay đổi rõ rệt.

Tấc đất tấc vàng

Xã Tráng Việt hiện có 400/2.000 hộ dân phát triển ngành nghề dịch vụ buôn bán rau, hoa quả. Tráng Việt được biết đến là xã có diện tích trồng rau sạch lớn nhất huyện Mê Linh với 259ha trồng rau chiếm gần 73% tổng rau sạch toàn huyện đồng thời là xã duy nhất được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội bảo hộ nhãn hiệu, đầu tư tem và dán nhãn nhận diện chống hàng giả cho thương hiệu rau sạch, từ đó giá trị kinh tế đem lại thấy rõ qua từng năm.

Thu hoạch đợt cà chua cuối cùng của vụ xuân. Ảnh: Thu Hường

Trên cánh đồng xã Tráng Việt nhiều bà con nông dân tất bật với công việc chăm sóc những luống rau xanh ngắn ngày. Đối với họ, việc trồng và chăm sóc rau “như một nghệ thuật” được truyền qua bao đời nay. Cả một cách đồng bao la được bao phủ bởi một màu xanh mướt của vô vàn những loại rau như củ cải, rau cải ngọt, bắp cải, rau súp lơ,… điểm xuyết là màu đỏ rực của cà chua chín đang thời kì thu hoạch.

Cô Hồng (37 tuổi) cho biết: “ Ruộng rau ở đây được hợp tác xã chia theo hộ và mỗi hộ sẽ trồng chuyên một loại, mỗi vụ trừ hết chi phí thì cũng lãi được trên dưới 30 triệu/sào/vụ.” Để có được thành công như ngày hôm nay những hộ dân trồng rau an toàn trong xã đã luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định như: nguồn nước phải sạch, hợp vệ sinh cho rau màu, các công đoạn làm đất, bón dinh dưỡng cho đất, trồng cây, phun thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy trình của Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NNông nghiệp và PTNT Hà Nội). Gia đình cô Nga có hơn một sào chuyên trồng cà chua, vì là giống cây dài ngày nên việc chăm sóc vô cùng kĩ càng, ngày nào cũng phải bơm nước để tưới, bảo đảm đầy đủ các điều kiện để cây sinh trưởng tốt nhất. Ruộng cà chua của gia đình cô ngày nào cũng thu hoạch đều từ 20-30 kg.

Mở rộng mô hình trồng rau sạch

Cô Hồng đang chăm sóc ruộng rau nhà mình. Ảnh: Thu Hường

Có kinh nghiệm, biết cách phát triển, nhiều hộ gia đình đã quyết định thuê thêm đất để mở rộng diện tích canh tác, nâng cao thu nhập. Gia đình anh Thắng có khoảng một mẫu hai đất nông nghiệp trồng các loại rau, củ, quả theo thời vụ. Vụ vừa rồi nhà anh trồng hơn 5 sào củ cải đã đến kỳ thu hoạch, lái buôn đến tận vườn trả 12 triệu/ sào mà anh chưa được giá để bán. Anh Thắng chia sẻ : “Vì ở đây rau trồng tập trung nên nhiều khi bán bị ép giá, đầu năm giá củ cải chỉ 1.000/kg nhiều nông dân nhắm mắt chịu lỗ, giờ giá tăng cũng bù đắp lỗ vụ trước”. Mỗi năm gia đình của anh Thắng thu nhập khoảng 150 triệu/năm, mô hình phát triển của nhà anh đang được nhiều hộ dân trong xã học tập và phát triển.

Nắm bắt được quy trình sản xuất, huyện Mê Linh đang nỗ lực mở rộng diện tích trồng rau sạch ra toàn huyện và xác định đây sẽ là hướng phát triển kinh tế những năm tới. Ông Phùng Minh Chiến- Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: “Toàn huyện đang tích cực vận động, xây dựng dự án để rau sạch không chỉ là thương hiệu của riêng xã Tráng Việt, mà từng bước trở thành hướng đi mũi nhọn của huyện.”

Ông Phùng Minh Chiến trăn trở, để phát triển hơn nữa mô hình trồng rau sạch tại xã Tráng Việt cũng như toàn huyện Mê Linh, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; quy hoạch hệ thống đường giao thông tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa; phát triển hệ thống nước sạch cung cấp cho việc tưới bón cho ruộng rau nhằm hạn chế chi phí phát sinh của người dân. Giải quyết được những khó khăn trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xã và toàn huyện mở rộng diện tích trồng rau sạch cung ứng cho thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận.

Theo Thu Hường/daibieunhandan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 32170

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 295733

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73342704