20:28 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi đời nhờ cá đặc sản

Thứ hai - 07/04/2014 20:58
Từng nợ như “Chúa Chổm” do nuôi tôm thất bại liên tiếp, nhưng 10 năm trở lại đây, người dân thôn 14 của xã Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) giàu lên nhanh chóng nhờ mô hình nuôi cá đặc sản.
Gia đình ông Phạm Thanh Việt có 1ha hồ nuôi thủy sản trên phá Tam Giang. Diện tích này được ông sử dụng để nuôi các loại cá như chẽm, nâu, hồng, dìa, kình... Cá được ông Việt thả nuôi gối vụ liên tục vì không bị ảnh hưởng của lũ lụt. Khi xảy ra lũ, ông gom cá vào lồng khóa kín nên cá vẫn phát triển tốt và không bị thiệt hại. Bình quân mỗi năm gia đình ông Việt thu được khoảng 4 tấn cá. Những loại cá ông nuôi đều là cá đặc sản, rất được thị trường ưa chuộng, mang lại lợi nhuận lớn. 

Giá bán trên thị trường của những loại cá này rất cao, trong đó cá nâu nhiều lúc lên đến 450.000 đồng/kg. Nếu chỉ tính mức giá bình quân thấp nhất của các loại cá này là 100.000 đồng/kg thì mỗi năm gia đình ông Việt có doanh thu 400 triệu đồng tiền bán cá. “Trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình tui có lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng từ nuôi cá đặc sản”- ông Việt cho biết. 

Mô hình nuôi cá đặc sản đưa lại cho gia đình ông Phạm Việt lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi cá đặc sản đưa lại cho gia đình ông Phạm Việt lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Toàn thôn 14 có 76 hộ dân thì có hơn 40 hộ phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá đặc sản này. Một trong những hộ nuôi diện tích lớn nhất là gia đình ông Phạm Việt Dũng. Với hơn 2ha hồ nuôi, trung bình mỗi năm gia đình ông Dũng thu được lợi nhuận hơn 400 triệu đồng từ cá đặc sản. 

“Các loại cá này có giá trị kinh tế cao nên lợi nhuận thu được thường bằng 100% số vốn bỏ ra đầu tư”- ông Dũng kể. Cũng theo lời ông Dũng: “Nuôi cá đặc sản không chỉ giúp tui trả xong nợ ngân hàng vay từ thời kỳ nuôi tôm mà còn tích trữ được số tài sản trị giá gần 5 tỷ đồng”. Những hộ nuôi cá đặc sản khác ở thôn 14 cũng từng sa lầy trong nuôi tôm giống như ông Dũng nay đã trả hết nợ ngân hàng và trở nên giàu có, trong đó rất nhiều hộ đã trở thành tỷ phú. 

Ông Lê Nguyên Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết: Nhiều năm trở lại đây, mô hình nuôi cá đặc sản của người dân thôn 14 đưa lại lợi nhuận cao nhất trong số các mô hình nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang. Những hộ nuôi diện tích ít lãi từ 100-200 triệu đồng/hộ/năm, những hộ nuôi nhiều thì lãi từ 300-500 triệu đồng/hộ/năm. 

Theo ông Sỹ, nuôi cá đặc sản đưa lại lợi nhuận lớn và bền vững nên hiện chính quyền xã đang triển khai nhân rộng mô hình này. Bước đầu đã có 15 hộ dân ở thôn 3 và thôn 4 của xã chuyển sang nuôi cá đặc sản và cho kết quả tốt.
 
Theo Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 336

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 333


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530839

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758154