04:30 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi đời nhờ nghề bầu rau màu giống

Thứ ba - 07/11/2017 01:59
Một xóm nhỏ với hơn 10 hộ dân ở P.Thuận Hưng (Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã thoát nghèo và trở nên giàu có nhờ nghề bầu rau màu giống.
Ông Sang trở thành tỉ phú nhờ nghề bầu rau màu giống

Ông Sang trở thành tỉ phú nhờ nghề bầu rau màu giống

Phất lên nhờ cây cải
Nhiều người quen gọi xóm nhỏ ấy là “xóm cải”, nằm cặp QL91, đoạn qua KV Tân Phước 1, P.Thuận Hưng. Mỗi ngày có hàng chục lượt người, xe đến đây mua rau màu giống về trồng hoặc phân phối khắp các tỉnh miền Tây. Ông Nguyễn Phú Sang (ngụ KV Tân Phước 1) kể lúc cưới xong, vợ chồng ông ra riêng với hai bàn tay trắng. Rồi một lần về thăm quê vợ ở Đồng Tháp, thấy người ta bầu các giống cải bán nên ông học theo. Lúc đầu ông chỉ bầu các giống cải làm dưa, cải bắp, ớt, cà… bán lại cho bà con trong vùng, dần dà quen với nghề lúc nào không hay.
Theo ông Sang, để có cơ ngơi vững chắc như hôm nay ông hoàn toàn nhờ vào làm giống rau màu, đặc biệt là cây cải. “Đối với rau màu giống, người ta chỉ dám mua ở chỗ tin tưởng, do đó tôi lấy chất lượng làm đầu để tạo uy tín. Cứ thế, khi chất lượng đảm bảo, người này nói với người kia, nên rau màu giống của tôi dần bán được. Hiện nay, ngoài diện tích đất sản xuất trước sân nhà, bên bờ kinh cạnh QL91, tôi còn thuê thêm đất xung quanh để mở rộng sản xuất”, ông Sang nói.
Thấy việc làm ăn của ông Sang thuận lợi, người dân trong xóm làm theo, từ vài hộ rồi tăng lên hơn chục hộ. Chị Đặng Thị Mỹ Xuyên cho biết tuy học nghề sau nhưng gia đình chị cũng có thâm niên hơn 20 năm bầu cải giống. “Do gia đình ít đất nên vợ chồng tôi làm rau màu giống bán. Lúc đầu bầu các giống cải, nhờ được những người đi trước chỉ dẫn nên tôi hoàn thiện dần kỹ thuật và thành công cho đến nay. Sau đó làm thêm giống cà, ớt, đu đủ, hoa kiểng… để tăng thu nhập”, chị Xuyên chia sẻ.
Theo ông Sang, rau màu giống rất dễ ươm, chi phí đầu tư thấp, thời gian ươm ngắn và có thể sản xuất quanh năm. Để hoàn thành một vỉ rau cải giống (khoảng 500 cây) phải làm qua các khâu như mua hạt giống, mua đất bãi (đất sông) phơi khô, đập nhuyễn, trộn tro trấu, mua lá chuối quấn bầu rồi cho đất và tro trấu vô bầu, vô hạt, sắp lên vỉ, chồng lại, ủ cho có độ ẩm. Khi hạt giống nứt mầm, tải ra bãi, phủ lưới cước, khoảng nửa tháng sau là có rau cải giống thành phẩm. Những cây giống cứ thế xuất bán khắp nơi. 
Xóm triệu phú
Có thể nói, hơn 30 năm qua, chính cây cải và các loại rau màu, hoa giống đã tạo diện mạo mới cho xóm nghèo. Mỗi hộ tham gia làm rau màu giống có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Những căn nhà tạm bợ ngày nào nay đã được thay bằng nhà tường khang trang. Xóm cải cũng tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương như quấn bầu, vô tro, bỏ hạt, tưới… với thu nhập mỗi người từ 150.000 - 300.000 đồng/ngày. Chị Xuyên nhẩm tính mỗi tháng gia đình chị xuất bán hàng trăm ngàn bầu rau màu giống, thu nhập bình quân từ 40 - 50 triệu đồng, nếu trừ chi phí lời hơn 20 triệu đồng. Từ khi làm hoa màu giống, cuộc sống gia đình chị khá hơn rất nhiều.
Còn gia đình ông Sang, sau bao năm gắn bó với nghề bầu cải, ông cất được căn nhà khang trang và sắm chiếc ô tô để tiện việc đi lại và giao dịch làm ăn. Hiện nay, mỗi ngày gia đình ông lời gần 2 triệu đồng từ tiền bán rau màu giống. “Hiện giống rau màu bán rất chạy, làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Nhiều lúc cao điểm bà con đặt nhiều mà tôi không có để giao kịp”, ông Sang nói.
Ông Phan Văn Tấn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân P.Thuận Hưng, cho biết nhiều gia đình không ruộng đất, cuộc sống rất khó khăn nhưng nhờ nghề bầu cải giống đã trở nên khấm khá. Xóm cải còn giúp giải quyết việc làm ổn định cho hơn 60 lao động tại địa phương, chủ yếu là phụ nữ và thanh niên. “Hiện địa phương đã thành lập tổ nhân giống giúp bà con đoàn kết học tập, chia sẻ kinh nghiệm với nhau cũng như có thêm cơ hội để được hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn”, ông Tài nói.
Đổi đời nhờ nghề bầu rau màu giống - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Rau trồng thủy canh đắt hàng
Nhiều loại rau trồng thủy canh tại TP.Cần Thơ đang đuợc bán giá sỉ với mức cao: xà lách mỡ 45.000 đồng/kg, xà lách cầu vồng 60.000 đồng/kg, rau muống 35.000 đồng/kg, cải ngọt 35.000 đồng/kg, cải thìa 35.000 đồng/kg… (cao gấp 3 - 5 lần so với rau trồng thổ canh truyền thống).

Nguyên Đạt/thanhnien.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 38575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 527275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73574246