04:25 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi lúa lấy cá

Chủ nhật - 08/04/2018 21:24
Tại tỉnh Long An, diện tích nuôi cá tra giống gần 800 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Hưng, một phần ở huyện Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa. Với sản lượng từ 5 đến 20 tấn/ha và giá bán từ 45.000 - 65.000/kg, hiệu quả kinh tế từ việc nuôi cá tra giống ở các khu vực này khá cao. Nhưng cũng chính vì lợi nhuận khá nên gần đây nhiều người đào ao nuôi cá trên đất lúa. Có nghĩa là bỏ lúa để nuôi cá.

Làm gì thì làm, lãi cao vẫn tốt hơn, nhưng việc ồ ạt đào ao nuôi cá trên đất lúa khó có thể nói đó là một hoạt động sản xuất bền vững.

Thực tế cho thấy, với nhiều loại nông sản, câu chuyện được mùa rớt giá ám ảnh như một điệp khúc buồn, khi trồng trọt, chăn nuôi chạy theo phong trào, dẫn đến ế thừa sản phẩm. Nào là thanh long, dưa hấu, củ cải... phải kêu gọi xã hội “giải cứu”.

Rồi là cây hồ tiêu, cao su, kể cả cà phê, ca cao... cũng trầy lên trợt xuống, giá cả thất thường, người sản xuất, kinh doanh như ngồi trên đống lửa.

Dọc theo tuyến đường cặp kênh KT9 từ xã Hưng Hà qua xã Hưng Điền B (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) cứ 10 hộ dân thì có đến 5 hộ chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá.

Đáng nói là nghề nuôi cá tra giống  ở đây mới hình thành hơn một năm nay, nên cũng không thể nói được vài ba vụ nữa sẽ ra sao, khi nhà nhà đào ao nuôi cá giống. Cần lưu ý, đầu tư vào việc đào ao nuôi cá tra giống không ít.

Nếu tính cả tiền đào ao, tiền giống cá bột, thức ăn, thuốc… thì trung bình mỗi héc ta phải đầu tư trên 200 triệu đồng. Như vậy, nếu thất bại, người nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, lâm vào cảnh nợ nần. 

Ông Nguyễn Thanh Toàn- chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Long An bày tỏ nghi ngại khi hầu hết các hộ nuôi chưa được tập huấn kỹ thuật mà tự học tập kinh nghiệm lẫn nhau, hoặc theo sự hướng dẫn của nhân viên các công ty thức ăn, thuốc thú y.

Trong khi đó, nguồn nước sử dụng nuôi và nước thải được lấy, xả trực tiếp từ các sông, kênh rạch ra bên ngoài, không có ao xử lý nước thải…

Việc giá cả cũng có vấn đề khi mà mua bán qua trung gian giữa thương lái, người sản xuất giống và người nuôi thương phẩm tự thỏa thuận giá cả. 

Còn ông Lê Văn Hoàng- giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, hiện nay, sở đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát và có thống kê đầy đủ tình hình phát triển nuôi cá tra giống trên địa bàn, đảm bảo phát triển ổn định, tránh trường hợp cung vượt cầu, phá vỡ quy hoạch chăn nuôi, đảm bảo các yếu tố về môi trường…

Nhưng dẫu thế thì nỗi lo vẫn còn đó khi mà ruộng lúa ngày một ít đi, còn ao nuôi cá giống ngày một nhiều lên.    

Văn Chung/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi cá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 353

Máy chủ tìm kiếm : 51

Khách viếng thăm : 302


Hôm nayHôm nay : 33446

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000869

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64986813