23:55 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đời sống người dân - Thước đo chuẩn chất lượng nông thôn mới

Thứ bảy - 31/03/2018 04:08
Theo dự kiến, TP Cần Thơ sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới NTM ở tất cả 36 xã vào cuối năm 2019. Để thực hiện thắng lợi chủ trương này, thành phố đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng các tiêu chí theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

doi song nguoi dan - thuoc do chuản chat luong nong thon moi hinh anh 1

TP Cần Thơ tập trung huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong ảnh: Xây dựng giao thông nông thôn ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ.

Khó khăn nhất định

Đến nay, thành phố có 27/36 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2018, thành phố phấn đấu xây dựng đạt chuẩn NTM thêm 6 xã gồm: xã Thạnh Mỹ (huyện Vĩnh Thạnh); xã Thới Hưng và Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ); xã Trường Xuân B, Xuân Thắng và Tân Thạnh (huyện Thới Lai).

Năm 2019, thành phố sẽ hoàn thành xây dựng NTM ở 3 xã còn lại, gồm: xã Thạnh Phú và Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ); xã Thới Tân (huyện Thới Lai). Các xã trên đã đạt từ 11-19 tiêu chí. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, các cấp, các ngành tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng các tiêu chí, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn.

Tuy nhiên, trên thực tế, chương trình xây dựng NTM của thành phố vẫn còn một số khó khăn nhất định. Theo Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM thành phố, các xã còn lại giai đoạn 2016-2020 đa phần là các xã khó khăn. Trong khi đó, các tiêu chí chưa đạt tại các xã đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, như: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… có một số khó khăn nhất định. Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2016-2020 tăng thêm 9 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí cũ. Bên cạnh đó, một số tiêu chí nâng cao về chất lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM TP Cần Thơ, cho biết: Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở một số địa phương từng lúc, từng nơi vẫn còn diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông ở vùng nông thôn có chiều hướng gia tăng. Một số ngành, địa phương chưa lồng ghép nhuần nhuyễn các chương trình, dự án hiện có để tăng năng lực và hiệu quả cho chương trình xây dựng NTM ở các xã. Cảnh quan môi trường nông thôn vẫn còn hạn chế, một số tuyến đường vẫn mọc nhiều cỏ; vẫn còn nhà tạm,... làm ảnh hưởng đến mỹ quan nông thôn.

Một số tiêu chí mang tính tự nguyện và định tính như chỉ tiêu bảo hiểm y tế trong tiêu chí 15 về y tế nhưng đến 85%, nên việc huy động người dân mua bảo hiểm y tế ở các địa phương vẫn còn chậm và tỷ lệ đạt chưa cao. Bên cạnh đó, một số mô hình phát triển sản xuất chưa thật sự bền vững, thu nhập của người dân còn thấp nên khả năng huy động sức dân đóng góp xây dựng NTM còn khiêm tốn…

Xây dựng ổn định và bền vững

Thành phố vẫn kiên trì quan điểm xây dựng NTM: kiên quyết không nóng vội, không chạy theo số lượng các xã đạt chuẩn NTM, đi chậm nhưng vững chắc. Đồng thời, đảm bảo không để xảy ra tình trạng nợ đọng ở các xã NTM. Lấy người dân làm trung tâm, lấy sự thay đổi trong đời sống người dân làm thước đo khi đánh giá hoàn thành bộ tiêu chí NTM.

Trong giai đoạn mới, bên cạnh xây dựng hoàn thành các xã còn lại, thành phố quan tâm nâng chất các xã đã đạt chuẩn NTM hướng đến phát triển bền vững các tiêu chí. Theo đó, UBND TP Cần Thơ vừa triển khai xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện việc phát triển các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế góp phần tái cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Đồng thời, chú trọng, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí NTM. Đến năm 2020, TP Cần Thơ sẽ đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước tập trung để cung cấp nước sạch cho 3.753 hộ dân nông thôn tại các xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền); xã Trường Thắng, xã Trường Xuân (huyện Thới Lai); xã Thới Đông, xã Thạnh Phú, xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ); xã Vĩnh Trinh, xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) sử dụng, góp phần phòng chống, khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó biến đổi khí hậu…

Giải pháp xây dựng các tiêu chí NTM thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM TP Cần Thơ, cho biết: Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về xây dựng NTM. Trong đó, nhấn mạnh cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; người dân đóng vai trò chủ thể cùng với các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng NTM.

Tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội vùng nông thôn. Nhất là hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn… Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, xây dựng cánh đồng lớn để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân. Tổ chức lại sản xuất để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Để xây dựng và phát triển chương trình xây dựng NTM ở thành phố một cách bền vững, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng: Phát triển nông nghiệp đến mức độ nhất định sẽ bão hòa, cần có giải pháp để giải quyết việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững. Vì vậy, Chính phủ xem xét có cơ chế ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp, công ty đầu tư cơ sở, nhà máy tại vùng nông thôn. Qua đó, góp phần giải quyết việc cho người dân, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, hỗ trợ một phần kinh phí từ các chương trình khác lồng ghép với chương trình xây dựng NTM để thành phố có đủ nguồn lực để thực hiện tốt và bền vững chương trình xây dựng NTM ở thành phố. Trên cơ sở quy hoạch của thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thí điểm mô hình sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao để xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực của địa phương hoặc phục vụ tiêu thụ nội địa. Từ kết quả mô hình này, địa phương sẽ triển khai nhân rộng…

 
Theo T. Trinh (Báo Cần Thơ)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 328

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 325


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 403830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73450801