08:59 EST Thứ ba, 21/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đón 'sóng' I 4.0 trong phát triển chăn nuôi

Chủ nhật - 24/12/2017 10:22
Chia sẻ về việc làm sao để phát triển bền vững nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, TS. Ngô Thị Kim Cúc - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tiến hành hiện đại hóa đi theo nền sản xuất lớn, tích cực nghiên cứu ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đón “sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21.
Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi chuyên nghiên cứu và phát triển các giống gia súc, gia cầm... (Trong ảnh: Bê lai Brahman). Ảnh: PV

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi chuyên nghiên cứu và phát triển các giống gia súc, gia cầm... (Trong ảnh: Bê lai Brahman). Ảnh: PV

Công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Viện Chăn nuôi đã có những bước chuyển mình tích cực. Trung bình mỗi năm Viện chủ trì thực hiện khoảng 90 - 100 nhiệm vụ KH&CN. Trong đó, các đề tài, dự án nghiên cứu về giống chiếm 35,52%, về dinh dưỡng, thức ăn chiếm là 27,59%, về công nghệ sinh học chiếm là 7,59%; lĩnh vực khác như kinh tế và hệ thống chăn nuôi thú y, môi trường, chế biến sản phẩm là 29,30%.

Nhờ việc phân chia khoa học, hợp lý các lĩnh vực nghiên cứu nên trong giai đoạn này Viện Chăn nuôi có bước nhảy vọt thần kỳ trong việc tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng vượt trội. Viện đã thành công trong sử dụng kỹ thuật microsatellite, giải trình tự gen để phân tích đa dạng di truyền các giống vật nuôi (lợn, bò, gà), góp phần vào việc bảo tồn và khai thác các nguồn gen bản địa; Xác định được một số gen liên quan đến tăng trọng, độ mềm của thịt bò, hàm lượng mỡ sữa bò... góp phần tích cực cho công tác chọn tạo giống vật nuôi. Viện đã thành công trong xây dựng phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống ở quần thể bò dựa trên chỉ thị AND; Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định loài trong bột thịt xương sử dụng trong chăn nuôi; Giải trình tự một số gen virus H5N1 trên gia cầm. Đồng thời, Viện đã làm chủ công nghệ thu trứng trên bò sống, thụ tinh trong ống nghiệm, phân biệt giới tính, chia tách phôi, đông lạnh, giải đông và cấy truyền phôi, phục vụ việc nhân nhanh các giống lợn, bò cao sản. Từ công nghệ cấy truyền phôi, đến nay đã có hàng trăm bò sữa cao sản được sinh ra.

TS. Ngô Thị Kim Cúc nhấn mạnh, thời gian qua Viện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực giống vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, quy trình công nghệ; sinh lý sinh sản, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi... Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của Viện đã được ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất chăn nuôi, có giá trị cao trong thực tiễn cuộc sống. Viện Chăn nuôi đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp nhiều chủng loại giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến cho các doanh nghiệp và trang trại trong cả nước. Những thành quả đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

Trong những năm gần đây, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 60 tiến bộ kỹ thuật cho các giống gia súc, gia cầm, quy trình chăn nuôi thú y, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi. Mỗi năm Viện cung cấp từ hàng trăm ngàn đến hàng chục triệu con giống lợn, gia cầm dê cừu, thỏ có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao. Một số sản phẩm của Viện hiện đang chiếm thị phần lớn như các giống gia cầm lông màu của Viện đang chiếm khoảng 30 - 35% thị phần, vịt giống chiếm khoảng 70% thị phần tại các tỉnh phía Nam, các dòng lợn tổng hợp năng suất cao đang được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Mỗi năm viện cung ứng ra thị trường khoảng 900 nghìn đến 1 triệu liều tinh trâu bò cọng rạ cho cả nước, chiếm khoảng 60% thị phần. Giống dê sữa và giống dê thịt của Viện chiếm khoảng 45% thị phần. Giá trị gia tăng do các sản phẩm KH&CN của Viện chuyển giao làm lợi cho xã hội hàng nghìn tỉ đồng/năm.

Thành công trên có được là do Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KH&CN, người chăn nuôi ngày càng tích cực đón nhận các tiến bộ KH&CN mới áp dụng trong sản xuất chăn nuôi để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo TS. Ngô Thị Kim Cúc, một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đó là: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên việc chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đạt hiệu quả không cao và khả năng nhân rộng thấp. Cùng với đó là việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn về thiên tai, dịch bệnh, thị trường sản phẩm. Hơn nữa, hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp giữa các vùng miền, giữa các đối tượng tiếp nhận khác nhau do sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về trình độ chuyên môn, về khả năng đầu tư và quy mô sản xuất. Hay như việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ trong chuyển giao tiến bộ KH&CN còn gặp nhiều khó khăn.

Cần chính sách đồng bộ trong phát triển chăn nuôi

TS. Ngô Thị Kim Cúc chỉ ra rằng, mặc dù hiện nay đã có một số chính sách phát huy mối liên kết 4 nhà, phát triển ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp như Quyết định số 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn... Viện đã kết hợp có hiệu quả các mô hình Viện - Trường - Doanh nghiệp, trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để nghiên cứu tạo ra được những tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phải mất thời gian tương đối dài, đặc biệt là các nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi. Do vậy cần có những chính sách đồng bộ, thông thoáng hơn nữa nhằm phát huy tốt nhất điều kiện của các bên như: Chính sách đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ thúc đẩy đầu tư thích đáng thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thành tựu tiến bộ KHCN hiện đại ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiến lược trong việc tạo quỹ đất sạch tập trung; hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng; hỗ trợ việc hình thành các liên minh sản xuất quy mô lớn; chính sách thúc đẩy mạnh liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, ưu đãi về thuế, phí, vốn... cho các thành phần tham gia chuỗi; chính sách thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao tiến bộ KHCN trong nông nghiệp...

Ngoài ra, Nhà nước cần thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu, đưa ra dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới. Nhà nước phải có vai trò mở rộng thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định với các nước, các khối... Từ đó, Nhà nước dự báo, đưa ra những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. Nhà nước phải có giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo nông dân một cách thiết thực; đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện trên từng địa bàn cụ thể…

Trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta, KH&CN giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp, thời gian tới Viện Chăn nuôi sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tất cả các khâu trong sản xuất và trong chuỗi liên kết của ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng để quá trình hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ KH&CN cao được thúc đẩy nhanh hơn.

TS. Ngô Thị Kim Cúc cho rằng, nông nghiệp và chăn nuôi gắn liền với đất đai, do vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tích tụ ruộng đất mạnh hơn để hình thành khu vực sản xuất lớn tập trung. Cùng với đó là tăng cường công tác nghiên cứu chọn tạo, lưu giữ, bảo vệ giống tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt cũng như phát triển mạnh các công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến... trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Theo Thu Hiền/laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 48354

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1124478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74171449