05:21 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đột phá lúa - tôm

Thứ tư - 10/07/2013 21:07
* Cải tạo môi trường nuôi tôm trên đất lúa Mô hình lúa - tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL còn mang tính nhỏ lẻ, nhiều rủi ro... Tuy nhiên, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP.HCM) đã mạnh dạn triển khai chương trình SX lúa thơm hữu cơ trên đất lúa - tôm với kỳ vọng đột phá.

Dự án “Hành trình 5 năm khẳng định chất lượng gạo thơm VN và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản” của Cty được triển khai tại vùng lúa - tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, tập trung tại các huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), Hồng Dân, Phước Long (Bạc Liêu), Cầu Ngang (Trà Vinh), Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh và An Biên (Kiên Giang). Ngoài ra, còn có thêm vùng lúa - tôm càng xanh ở Tam Nông (Đồng Tháp).

Đây là một dự án lớn, có quy mô 10.000 ha, liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà DN, nhà khoa học và nhà nông. Hiện tại, Cty CP Nông nghiệp GAP đang ráo riết chuẩn bị cho vụ lúa đầu tiên từ tháng 8 tới, với tổng diện tích mà nông dân các tỉnh đã đồng ý tham gia khoảng 4.000 ha.


Một mô hình SX lúa theo hướng hữu cơ

Bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp GAP cho hay, sở dĩ Cty chọn đất lúa - tôm để làm lúa thơm hữu cơ vì thực tế lúa thơm ở ĐBSCL chủ yếu được gieo trồng trên nền SX lúa thường (là đất 2 hay 3 vụ lúa) nên gạo không thể cạnh tranh được với Thái Lan. Bởi vậy, chỉ có đất lúa - tôm, nơi chỉ làm 1 vụ lúa trong năm, là thích hợp để SX lúa thơm chất lượng cao.

Theo chương trình này, để có được hạt gạo thơm hữu cơ, việc SX lúa sẽ sử dụng 100% phân hữu cơ, từ bón lót đến bón gốc, bón đòng... Trong 3 năm đầu tiên của chương trình, lúa thơm chưa được gọi là lúa thơm hữu cơ mà là lúa thơm an toàn.

Bà Tú Anh giải thích: “Đất ruộng lúa - tôm trong nhiều năm qua sử dụng phân vô cơ nên chưa thể SX lúa thơm hữu cơ ngay được, mà phải dùng phân hữu cơ để cải tạo đất qua từng vụ.

Sau 3 năm, khi nền đất ruộng đã được cải tạo hoàn toàn bằng phân hữu cơ, chúng tôi sẽ mời 1 tổ chức chuyên chứng nhận về sản phẩm hữu cơ bên Mỹ sang đánh giá và cấp chứng nhận SX gạo thơm hữu cơ trên đất lúa - tôm”.

Tham gia dự án, nông dân sẽ được cán bộ kỹ thuật ở địa phương cùng kỹ sư của Cty hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong suốt vụ lúa và tư vấn cho vụ tôm tiếp theo. Bà con được mua phân bón hữu cơ trả chậm, không tính lãi suất với giá ưu đãi. Toàn bộ sản phẩm lúa làm ra được Cty mua lại với giá cao hơn mức bình quân của thị trường.

Cụ thể, trong 3 năm đầu tiên, Cty bao tiêu lúa thơm với giá cao hơn thị trường 5%. Sau khi có chứng nhận hữu cơ, sẽ tiến hành bao tiêu với giá cao hơn thị trường tới 20%. Cty còn mua tặng bảo hiểm nông nghiệp cho các hộ nông dân tham gia.

Giống lúa thơm được chọn là ST5, có khả năng chịu mặn, năng suất tốt. Ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, giống này đạt 6 tấn/ha. Ở Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đạt 6 - 6,5 tấn/ha... ST5 luôn bán được giá cao, bình quân 6.000 đ/kg, có lúc lên tới 7.000 - 8.000 đ/kg.

Nếu cộng thêm 5% giá bao tiêu của Cty CP Nông nghiệp GAP trong 3 năm đầu và 20% sau khi đạt chứng nhận hữu cơ, giá lúa của nông dân còn cao hơn nữa.

Còn về triển vọng xuất khẩu? Bà Tú Anh khẳng định: “Mô hình lúa - tôm chỉ có ở VN, không có ở môt nước nào khác. Do đó, đây là lợi thế lớn để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo thơm SX trên đất lúa - tôm.

 Một số khách hàng nước ngoài đã tìm hiểu mô hình này. Nếu làm được chứng nhận hữu cơ, họ sẵn sàng mua gạo thơm của mình với giá tương đương gạo thơm Thái Lan”.

Không chỉ nhắm tới việc SX lúa thơm hữu cơ, dự án này còn có một mục tiêu lớn khác là cải tạo môi trường nuôi tôm trên đất lúa - tôm. Trước đây, khi nông dân mới SX theo mô hình lúa - tôm, vào vụ lúa, họ chỉ sử dụng lượng phân, thuốc hóa học bằng khoảng 30% so với đất lúa 2 vụ. Nhưng sau này, do lúa bị bệnh, họ phải tăng sử dụng thuốc hóa học, rồi tăng cả sử dụng phân bón hóa học.

Đến nay, lượng phân thuốc hóa học sử dụng cho lúa trên đất lúa - tôm đã gần bằng với trên đất 2 vụ lúa. Vì thế, độc chất đã tích tụ nhiều trên đất ruộng, khiến cho rong rêu xuất hiện nhiều. Để diệt rong rêu phục vụ cho nuôi tôm, người ta phải dùng tới thuốc diệt cỏ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con tôm, khiến cho tôm chết nhiều.

Mấy năm nay, khi tôm chết, nông dân buộc phải dựa nhiều hơn vào cây lúa, nên đã tăng sử dụng phân, thuốc. Thành ra, đến vụ nuôi tôm, tôm lại chết nhiều hơn, có nơi thiệt hại đến 70%.

 3 năm qua, các cán bộ kỹ thuật của Cty CP Nông nghiệp GAP đi khảo sát ở các vùng lúa - tôm, đã phát hiện thấy ở nhiều nơi có từ 80 - 85% lượng tôm giống thả xuống bị chết bởi độc chất xì lên từ nền đất ruộng.

Việc sử dụng phân trùn trong SX lúa thơm trên đất lúa - tôm sẽ giúp cân bằng pH và cải tạo đất, loại bỏ những chất độc tích tụ trong đất, bởi các vi sinh vật trong phân trùn có khả năng phân hủy độc chất rất tốt. Nhờ vậy việc nuôi tôm được thuận lợi hơn nhiều. Cty CP Nông nghiệp GAP cũng đang chuẩn bị liên kết với các DN thủy sản để họ mua tôm với giá cao hơn cho nông dân.

Nguồn: nongngghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255


Hôm nayHôm nay : 27317

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1227774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72910483