00:50 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đột phá trong xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Điện Bàn

Thứ năm - 02/08/2018 22:47
Đến năm 2010, Điện Bàn cơ bản đã trở thành Huyện công nghiệp. Mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đặt ra là xây dựng huyện Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015 gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây chính là sứ mệnh và trọng trách mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bàn Điện đã đồng tâm thực hiện trong nhiều năm qua để tạo tiền đề quan trọng xây dựng Điện Bàn trở thành thị xã phát triển toàn diện.

Đột phá về xây dựng Nông thôn mới.

Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, Đảng bộ, chính quyền, mặt trận đoàn thể thị xã Điện Bàn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh và sự đồng thuận của nhân dân làm “chìa khóa” để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với quyết tâm chính trị, tinh thần quyết liệt và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến cuối năm 2015 toàn thị xã có 10 xã/13 xã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 76,9% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Trên cơ sở số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh đã khảo sát và trình Hội đồng thẩm định trung ương xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã Điện Bàn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 tại Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 29/3/2016.


Lãnh đạo thị xã Điện Bàn đón bằng công nhận thị xã đạt chuẩn nông thôn mới

Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, thị xã đã tập trung triển khai xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở 13 xã nhằm từng bước tạo nên những khu dân cư văn minh, giữ được hồn quê, bản sắc riêng của đất và người Điện Bàn. Đã có 13 khu dân cư đầu tiên được chọn để triển khai thực hiện từ đầu năm 2017. Đến cuối năm 2017, thị xã đã công nhận 10/13 khu dân cư đạt tiêu chuẩn “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”. Bộ mặt các thôn xây dựng “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Diện mạo nông thôn ở hầu hết khu dân cư được chọn triển khai thí điểm đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Kết cấu hạ tầng thiết yếu đang dần hoàn thiện, lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có bước chuyển biến tích cực…Những thành quả đạt được sẽ tạo nền tảng vững chắc góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thị xã.


Lãnh đạo huyện Hoằng Hóa chúc mừng thị xã Điện Bàn đạt chuẩn nông thôn mới

Có được thành quả nêu trên, thị xã đã phát động triển khai sâu rộng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; Một trong những nội dung ưu tiên trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới là chú trọng đến công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, thị xã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông nghiệp, nông thôn, xem đây là huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung thực hiện đồng bộ các tiêu chí hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. Chăm lo toàn diện các mặt về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, tổ chức tư vấn nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường, công tác cán bộ được quan tâm đúng mức, từng bước được trẻ hoá, chuẩn hoá. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và lực lượng vũ trang; Xây dựng và triển khai nhiều mô hình dân vận khéo với phương châm rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ, có sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội tích cực.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, thị xã đã ban hành nhiều văn bản của Đảng và chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả chương trình MTQG XD NTM. UBND thị xã thường xuyên củng cố, kiện toàn, giao ban Ban chỉ đạo để tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo. Hằng tháng, lãnh đạo thị xã làm việc với các xã về tiến độ thực hiện, chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ từng vấn đề khó khăn ở cơ sở và đôn đốc thực hiện công việc theo lộ trình đề ra. Lãnh đạo thị xã luôn xác định ngoài việc phát huy sức mạnh, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải năng động, có tâm huyết và làm quyết liệt thì mới hoàn thành nhiệm vụ, diện mạo nông thôn mới có sự thay đổi rõ nét.

Xây dựng đô thị phát triển

Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện (nay là thi xã) lần thứ XXI đề ra mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ (2015) xây dựng huyện Điện Bàn trở thành thành thị xã; Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện đã tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; Nhiều công trình quan trọng tạo điểm nhấn trong phát triển đô thị đã được xây dựng trên địa bàn, tạo nền tảng hạ tầng khung ban đầu khá tốt. Mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ như mở rộng QL1A từ ngã 3 đường tránh Điện An vào Vĩnh Điện, đường DH 9 nối Vĩnh Điện với ĐT 607, mở rộng ĐT 607 từ Điện Ngọc vào ngã tư Thương Tín, đường DH8 từ Quốc lộ 1A nối ĐT 607, ĐT 609 từ Vĩnh Điện đi Ái Nghĩa, ĐT 605 từ Điện Hồng đi Hòa Tiến, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi...Khu trung tâm hành chính thị xã với tuyến phố Hoàng Diệu nối dài kết hợp với Quảng trường trung tâm, bảo tàng thị xã và trụ sở UBND thị xã được đầu tư xây mới tạo điểm nhấn trung tâm của đô thị; Các khu dân cư trong khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, các khu dân cư thuộc Phường Điện Dương, khu dân cư thuộc phường Vĩnh Điện, Điện An được đầu tư hài hòa trong một không gian xanh gắn với các thiết chế văn hóa thể thao đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân khu vực đô thị….Dự án xây dựng các khu phố chợ, xây dựng hạ tầng bãi tắm Hà My, Viêm Đông và các dự án du lịch ven biển thúc đẩy du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển.

Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện (nay là thị xã) lần thứ 6 (Khóa X), HĐND huyện đã thông qua Chương trình phát triển đô thị Điện Bàn giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020 với mục tiêu: “Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp đi đôi với việc thiết lập quy chế quản lý theo cấp đô thị loại IV và chính quyền thị xã vào năm 2015; tiếp tục đầu tư năng cấp đô thị theo cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ  trong giai đoạn 2016-2020 để đến năm 2020 các tiêu chí đô thị loại IV đạt điểm tối đa và bền vững”. Ngày 07/02/2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND phê duyệt qui hoạch chung đô thị Điện Bàn.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và sự đồng thuận cao của nhân dân thị xã Điện Bàn, ngày 10/3/2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 222/QĐ-BXD công nhận Điện Bàn đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4. Đây là cơ sở quan trọng để ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết Số 889/NQ-UBTVQH13 về việc công nhận Huyện Điện Bàn thành thị xã và thành lập 07 phường thuộc thị xã Điện Bàn; Có thể nói, sự kiện đô thị Điện Bàn được công nhận là đô thị loại IV và Điện Bàn trở thành thị xã cùng với sự phát triển chung của khu vực tạo thời cơ và điều kiện hết sức thuận lợi để Điện Bàn phát triển đô thị hóa vững chắc.

 
Không gian trung tâm đô thị Điện Bàn

Cùng với quá trình phát triển đô thị, thị xã đã tập trung triển khai xây dựng nếp sống văn minh đô thị; Đến cuối năm 2017, có 53/60 khối phố của 7 phường đạt chuẩn khối phố văn hóa, có 14/20 tuyến phố được công nhận là tuyến phố văn minh đô thị, có 5/7 phường đạt chuẩn phường văn minh đô thị. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã từng bước đi vào chiều sâu, được nhân dân tích cực hưởng ứng, là động lực thúc đẩy các phong trào thi đua ở 7 phường nội thị trong những năm qua và có triển vọng phát triển vững chắc trong thời gian đến.

   Xây dựng thị xã phát triển, trẻ trung, năng động.

Với những kết quả đạt được đã tạo nền tảng quan trọng để tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác, tự chủ của người dân. Triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới và đô thị văn minh” do UBMT TQVN phát động đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” theo quy định tại Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của UBND tỉnh để phong trào phát triển thiết thực trên từng địa bàn dân cư, tích cực góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng và giữ chuẩn nông thôn mới trên địa bàn toàn thị xã; Phấn đấu xây dựng 03 xã Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 -2020.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của một thị xã trẻ, trong thời gian đến Điện Bàn tiếp tục tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, xây dựng đô thị văn minh, nông thôn tiên tiến; trên cơ sở xây dựng nguồn lực bên trong là chủ yếu lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng mang tính đột phá, vừa phát triển, vừa hoàn thiện; chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược; thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công tư đối với các công trình, dự án động lực quan trọng đã được phê duyệt.

Tập trung nguồn lực thực hiện đồng bộ và vững chắc Chương trình phát triển đô thị phù hợp với chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khớp nối chương trình phát triển đô thị trên địa bàn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đầu tư mở rộng vùng nội thị, nâng cấp 5 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương trở thành phường, nâng tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn thị xã Điện Bàn 12 phường và 8 xã; Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng và phát triển hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2022 đạt các tiêu chí của đô thị loại 3.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt; Việc lập mới hoặc điều chỉnh các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu hay quy hoạch chi tiết phải đảm bảo khả năng liên kết và phát triển bền vững đô thị Điện Bàn với Đà Nẵng và Hội An. Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư hình thành các trung tâm thương mại cho khu vực đô thị; Đầu tư hệ thống cây xanh và điện chiếu sáng các trục chính đô thị; từng bước nâng cấp mở rộng các tuyến ĐH theo kế hoạch, các tuyến giao thông nông thôn theo chuẩn nông thôn mới, đảm bảo kết nối giữa các vùng, các đô thị với khu vực nông thôn. Tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao khu vực đô thị, phát huy hiệu quả các công trình văn hóa thể thao, các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch, dần hình thành một diện mạo đô thị mới văn minh, trẻ trung, năng động.

Điện Bàn đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới cho sự phát triển, nhưng trước mắt không ít những khó khăn thách thức trước những yêu cầu đổi mới và phát triển. Phát huy truyền thống vẽ vang quê hương anh hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Điện Bàn tiếp tục chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới và tiến công. Nâng cáo năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, sự đồng thuận các tầng lớp nhân dân và các lực lượng xã hội xây dựng thị xã Điện Bàn phát triển mạnh, toàn diện và vững chắc.

Theo Dienban.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149


Hôm nayHôm nay : 16386

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72942699