12:47 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Dự án 180 tỷ" của một nông dân

Thứ ba - 22/07/2014 23:15
Một dự án trồng mía của nước ngoài mặc dù chiếm nhiều diện tích, nhưng nhiều năm liền làm ăn không hiệu quả. Chỉ khi "đổi chủ", dự án mới khởi sắc, vùng mía được cơ giới hóa toàn bộ. Chủ dự án là một nông dân.

Mục sở thị

Trước khi đến mục sở thị dự án trồng mía rộng 1.500 ha ở xã biên giới Ninh Điền, huyện Châu Thành do một "nông dân trí thức" làm chủ, ông Vương Quốc Thới, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đã khái quát vắn tắt cho tôi nghe lịch sử của nó.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát nghe ông Tư Hợp (ngồi đầu tiên bên trái) báo cáo về tình hình SX mía


 

Năm 1997 tỉnh Tây Ninh giao cho Cty Cofaci (Pháp) thuê thời hạn 20 năm (năm 2016 là hết hạn) để trồng bắp, nhưng do SX thất bại Cty này sang nhượng lại cho Cty CP NIVL (Ấn Độ) để trồng mía nhưng hiệu quả cũng kém, đất hoang hóa nhiều. Sau đó tỉnh thu hồi 500 ha, còn lại 1.500 ha, năm cao nhất chỉ đạt khoảng 30 ngàn tấn mía, năng suất có 30-40 tấn/ha, đến năm 2011 họ bán cho Cty TNHH Hưng Thịnh của ông Tư Hợp, nghe đâu giá mấy triệu USD.

Khi đến nông trường, đập ngay vào mắt là hình ảnh ông Tư Hợp đã ở vào tuổi thất thập nhưng trông vẫn còn rất mê làm nông nghiệp, thay vì mời vào văn phòng thì ông đã đưa chúng tôi ra tham quan cánh đồng mía xanh tốt bạt ngàn.

"Nếu dự án này không có chú Tư mua đầu tư trồng mía thì không được như hôm nay. Hiện nay nông trường đã "thay da đổi thịt" nên chúng tôi rất mừng, nhất là đất đai không còn bỏ hoang như trước, đều đưa hết vào SX, mặt khác nông dân địa phương còn đến coi cách trồng mía của nông trường để học hỏi kinh nghiệm" - ông Nguyễn Văn Thủ, Chủ tịch UBND xã Ninh Điền.

Vừa đi ông vừa kể: "Dự án này ban đầu Cty CP NIVL bán cho 1 DN của tỉnh là DNTN Vạn Thông nhưng DN này không đủ khả năng nên rao bán lại, tình cờ tôi được một người bạn giới thiệu. Sau khi xem thủ tục thấy UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho NIVL sang nhượng, kết hợp đi xem thực địa, tôi mạnh dạn và quyết định mua lại với tổng số tiền phải trả gần 180 tỷ đồng bao gồm cho NIVL 150 tỷ và tiền môi giới cho Vạn Thông 30 tỷ”. 

"Sao ông không chờ dự án hết hạn, tỉnh xem xét thu hồi lúc đó "xin" thì có đỡ mất tiền tỷ không?" - tôi hỏi. "Hết dự án người ta cũng giao cho người khác chứ đâu tới lượt mình", ông nói ngay.

Sau khi nhận bàn giao ngày 20/10/2011, ông chia nông trường thành 7 khu vực, mỗi khu vực 200 ha giao cho 1 cán bộ kỹ thuật quản lý chịu trách nhiệm. Sau đó tiến hành phục hóa, hủy gốc trồng mới 850 ha, đưa các giống mía có nguồn gốc Thái Lan như KK3, KPS... làm chủ lực, thay thế các giống mía cũ của Ấn Độ.

Việc đầu tiên ông xác định là chỉ có cơ giới hóa thì mới giảm được chi phí lao động, nâng cao năng suất mía. Vậy là ông tập trung đầu tư mua sắm máy kéo, máy cày, máy trồng, máy bón phân... Vụ mía đầu tiên (2012-2013), ông sử dụng bán cơ giới gồm máy trồng 2 hàng, máy cày sâu bón phân. Thu hoạch sản lượng 86 ngàn tấn mía, năng suất đạt trên 65 tấn/ha, gấp 3 lần sản lượng mía của công ty Ấn Độ trước đây, doanh thu khoảng 80 tỷ đồng.

12-05-15_h1
Đất dự án trồng mía trước đây của Cty CP NIVL (Ấn Độ) để hoang hóa cho trâu bò gặm cỏ

Bước sang vụ thứ hai (2013-2014), ông quyết định cơ giới hóa toàn bộ, nhập thêm máy trồng mía, máy bón phân 3 hàng, máy tung bã bùn của Úc và 2 máy thu hoạch của Mỹ với tổng trị giá trên 20 tỷ.

"Máy trồng mía trước đây nhập của Thái Lan, mỗi ngày trồng được hơn 1 ha nhưng phải có lao động chặt hom lột lá bằng thủ công, rồi phải có 2 người đứng trên máy chọt hom xuống, còn máy trồng của Úc mỗi ngày được 10 ha, với máy thu hoạch 1 giờ được 1 ha, 1 ngày làm được 8-9 ha, thay thế khoảng 500-600 lao động, tất nhiên điều kiện cánh đồng mía phải dài, năng suất cao 90 tấn/ha trở lên máy mới phát huy hết công năng" - ông Hợp giải thích.

Trăn trở từ thực tế

Vụ mía năm 2014 ước đạt sản lượng 90 ngàn tấn mía cây, có cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa làm ông hài lòng. Ông nói, mình trồng mía dựa vào nước trời năng suất không thể cao được, muốn tăng thì phải đột phá đầu tư thủy lợi, phải đưa nước về tưới.

12-05-15_h2
"Nông dân trí thức" Nguyễn Quang Hợp (Tư Hợp) kiểm tra "cánh đồng mẫu lớn" sau khi mua lại trị giá 180 tỷ đồng

Ông mong muốn được khép kín qui trình sản xuất từ A đến Z, từ việc xây dựng vùng nguyên liệu đến nhà máy chế biến. "Có nhà máy tôi sẽ sản xuất đường hữu cơ bán giá cao, hiện thị trường Nhật Bản đang rất cần loại đường này", ông tâm đắc.
Cuối cùng ông nói: "Tôi là nông dân đường nhựa, không phải chân lấm tay bùn, tất nhiên tôi cũng phải đội nón ra đồng suốt ngày, có như vậy tôi mới đúc kết được những tồn tại của ngành mía đường lâu nay".

"Ở đây có một trạm bơm nằm cách nông trường 2 km, tôi tính phải đầu tư thêm 80-90 tỷ cho hệ thống đường ống bơm tưới vào các khu vực nông trường. Mía tưới chắc chắn năng suất từ 70 tấn lên 100 tấn, đặc biệt chữ đường sẽ tăng ít nhất là 12 CCS, hiệu quả rất cao và chắc chắn sẽ thu hồi vốn trong vòng 3 năm", ông Hợp dự liệu.

Tuy mới "thâm nhập" ngành mía đường 3 năm, nhưng nhờ có trong tay nguồn nguyên liệu khá lớn, thường xuyên mua bán với nhà máy đường (NMĐ) nên ông tỏ ra rất bức xúc trước việc thử chữ đường hiện nay.

Theo ông, chữ đường chưa minh bạch, trong khi nhà máy chỉ chú trọng vào "chất lượng" thì nông dân lại gỡ bằng năng suất. Cụ thể, 1 ha cho 100 tấn mía, chữ đường 10 chữ tức có 10 tấn đường. Trái lại, nếu 1 ha mía năng suất 80 tấn nhưng đạt 13 chữ thì sẽ có 10,4 tấn đường.

Nếu là nông dân, ông sẽ chọn năng suất 80 tấn vì sẽ bớt được 20 tấn chặt, 20 tấn vận chuyển. Còn nhà máy thì lợi đơn, lợi kép. Gần như nông dân chưa thấy được vấn đề này.

Hợp đồng bao chữ đường của các nhà máy thực tế cũng là "cột" nông dân. Bởi vì đã bao là họ có quyền kiểm soát, mía phải đảm bảo lịch chặt, nông dân muốn chặt sớm cũng không được. Năm vừa rồi có những diện tích cần phải hủy gốc sớm để kịp thời làm vụ ĐX, ông có đề nghị nhà máy cho thu hoạch sớm.

"Lấy lý do bao chữ đường, nhà máy không đồng ý buộc lòng chúng tôi phải bán số mía chưa đủ tuổi cho NMĐ ở Long An. Kết quả cùng thời điểm giao mía như nhau nhưng bán cho Long An chữ đường cao hơn nhà máy đường Bourbon ở Tây Ninh là 9,36 CCS/9,31 CCS, chênh lệch 0,05 CCS. Theo ước tính, mỗi năm chỉ riêng việc "đánh" chữ đường, nông trường thiệt hại rất lớn", ông nói thêm.

Thế nên, ngày 10/7/2014, khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác đến thăm trang trại của ông, Bộ trưởng hỏi ông có đề đạt nguyện vọng gì không? Ông chỉ xin đề đạt 2 ý, một là kiến nghị tỉnh có chủ trương gia hạn dự án sớm, được như vậy ông mới yên tâm đầu tư SX, trước mắt sẽ làm ngay hệ thống tưới. Hai là, xây dựng nhà máy đường công suất 1.200 tấn/ngày từ việc mua lại nhà máy đường cũ ở Kiên Giang mang về địa phương lắp ráp.

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dự án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 341

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 339


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1061352

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71288667