08:56 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa dược liệu quý về Việt Nam

Thứ ba - 17/10/2017 23:20
Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện một số sản phẩm nông nghiệp nước ngoài “made in” Việt Nam do nông dân tự tìm tòi học hỏi mang về trồng. Đặc biệt, các sản phẩm này chỉ cần trồng trong diện tích nhỏ nhưng cho năng suất cao.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đông trùng hạ thảo sau thu hoạch

Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đông trùng hạ thảo sau thu hoạch

Diện tích ít, năng suất nhiều
Hiện nay trên thị trường sản phẩm được bày bán nhiều tại các siêu thị, cửa hàng là Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) nuôi trồng tại Việt Nam. Một trong những người tạo ra phôi giống của ĐTHT để cung cấp cho nông dân là anh Võ Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Suru Suru. Anh Tùng cho hay sau nhiều chuyến tham quan mô hình nông nghiệp nước ngoài, anh nhận ra ĐTHT dễ trồng mà nhiều người cần. Điều đặc biệt là chỉ cần diện tích nhỏ với nhiệt độ ẩm - lạnh sẽ cho ra ĐTHT năng suất cao… “Phải mất vài năm, tôi mới có thể tự sản xuất ra phôi giống bán ra thị trường thay vì mua phôi giống ở nước ngoài. Trung bình một phôi giống sau khi trồng được 3 tháng cho ra khoảng 40gr sản phẩm. Với diện tích khoảng 9m2, chỉ cần hệ thống làm mát, máy điều hòa là có thể trồng được 3.000 phôi, thu hoạch khoảng 85% sản phẩm. Chỉ diện tích nhỏ nhưng chi phí đầu tư cao, bù lại năng suất cao, sản lượng ổn định”, Anh Tùng chia sẻ.
Ông Khương Văn Thuấn, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học TVT cũng đã sang Thái Lan tìm hiểu quy trình trồng ĐTHT. “Khi về nước, tôi phối hợp với Viện Công nghệ sinh học và môi trường thuộc Đại học Nông lâm TPHCM trồng thực nghiệm. Tìm được phôi giống Nhật Bản có chất lượng khá tốt, tôi bắt đầu mua sắm thiết bị đầu tư và phối hợp với các chuyên gia đã tu nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, giá bán sản phẩm tươi trung bình là 1,5 triệu đồng/100gr, tùy loại thành phẩm mà có giá khác nhau. Tiến thêm một bước, công ty chúng tôi nhận chuyển giao công nghệ và cũng sẵn sàng thu mua lại sản phẩm của nông dân. 
Chúng tôi tìm đến Hợp tác xã (HTX) Nấm Việt (huyện Củ Chi), nơi rất thành công trong việc cho ra thị trường nhiều loại nấm có giá trị cao như bào ngư, linh chi… Riêng nấm linh chi được HTX lấy giống từ Nhật Bản, trồng diện tích 100m2 được 10.000 phôi, 1 phôi thu hoạch được 3 tai khoảng 35gr với giá thành khoảng 1,2 triệu đồng/kg (đối với sản phẩm thô). Nấm linh chi trồng trong nhiệt độ từ 25-35oC, phù hợp với khí hậu miền Nam (trừ Lâm Đồng). Chị Lê Hà Mộng Ngọc, Giám đốc HTX Nấm Việt chia sẻ, nấm linh chi rất được khách hàng ở thị trường nước ngoài quan tâm, vì đây là dược liệu quý. Điều kiện môi trường nước ta lại phù hợp cho nấm phát triển.
Tương tự, Công ty Nấm Trang Sinh cũng đang thử nghiệm mô hình trồng nấm tiểu yến của Hàn Quốc sau chuyến đi tìm hiểu thị trường ở các nước. Khi có được bí quyết, công ty quyết định trồng thử nghiệm trong Khu Nông nghiệp công nghệ cao (AHTP) để có sự hướng dẫn từ các chuyên gia. Hiện nay, sản phẩm vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để hoàn thiện nên chưa ra thị trường. Với diện tích phòng khoảng 16m2 có thể trồng được 200 bịch phôi, cho ra khoảng 500kg/tháng. Nếu sản phẩm thành công, nấm tiểu yến Việt Nam sẽ có giá thành thấp hơn nấm nhập khẩu Hàn Quốc đang bán khá nhiều tại các siêu thị với giá khoảng 200.000 đồng/kg. 
Nông dân vẫn đang “tự bơi”
Khó khăn lớn của bà con nông dân khi đầu tư trồng các sản phẩm nông dược như nấm linh chi, bào ngư hay ĐTHT, đó là việc sản phẩm chưa có chứng minh khoa học của Việt Nam về tác dụng, công dụng. Nếu được các trường, viện, công bố chính thức vào bảng dược liệu Việt Nam, sản phẩm nông dược sẽ có được tấm giấy thông hành ra thị trường. Trong khi đó, các sản phẩm này ở nước ngoài sẽ có một số trung tâm, viện nghiên cứu của nước họ công bố tác dụng hoặc cách sử dụng theo hình thức nào tốt nhất, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng an tâm dùng hàng nông dược trong nước.
Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM nhận định, các sản phẩm này rất mới với nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn, nông dân vẫn trong quá trình “tự bơi” do thiếu sự liên kết nông dân - doanh nghiệp - trường, viện nghiên cứu. Lĩnh vực này rất cần sự giúp sức của các nhà khoa học, sự hỗ trợ chính sách từ nhà nước để định hướng phát triển. Đặc biệt, đây là mô hình phát triển phù hợp cho điều kiện TPHCM, có thể phát triển trong khu đô thị.
 Theo Thanh Hải/SGGP
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 418


Hôm nayHôm nay : 73076

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1045244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71272559