03:57 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa nhanh vốn về nông thôn

Thứ năm - 21/08/2014 23:43
Nếu như trước đây, nguồn vốn ngân hàng địa phương chủ yếu ưu tiên cho vay trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ... thì nay, rất nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh sang lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhờ sự vào cuộc tích cực này, người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn đã có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn từ ngân hàng hơn. Đáng chú ý, trong đó ngân hàng dành khá nhiều các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp cho người nông dân - điều mà trước đây chỉ có một vài ngân hàng chuyên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mới chú tâm đến.
Từ nguồn vốn vay ngân hàng, nhiều nông dân xã Vạn Ninh (TP Móng Cái) đã đầu tư nuôi tôm hiệu quả. Ảnh: Hữu Việt

Từ nguồn vốn vay ngân hàng, nhiều nông dân xã Vạn Ninh (TP Móng Cái) đã đầu tư nuôi tôm hiệu quả. Ảnh: Hữu Việt

Khi ngân hàng “bắt tay” nông dân

Lãnh đạo một ngân hàng TMCP thừa nhận: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp từ trước tới nay thường được các ngân hàng liệt vào hàng rủi ro cao. Nguyên nhân là do phần lớn các dự án phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên. Nhiều mô hình sản xuất đang phát triển rất tốt nhưng chỉ cần ảnh hưởng của thiên tai hay dịch bệnh thì người nông dân có thể mất trắng, khả năng trả gốc ngân hàng đã khó chứ chưa nói đến trả lãi. Mặt khác, đối với các món vay nông nghiệp so với các món vay ở các lĩnh vực lại khá nhỏ. Trong khi, ngân hàng vẫn phải hoàn thiện đầy đủ các khâu thẩm định dự án, lập hồ sơ cho vay, đánh giá tài sản thế chấp... Đây cũng là điều khiến cho nhiều ngân hàng không mặn mà với các món vay này.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng Vietcombank Móng Cái giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân.
Cán bộ tín dụng Ngân hàng Vietcombank Móng Cái giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân.

Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, do việc phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều khởi sắc, trong khi nguồn vốn tại ngân hàng đang dồi dào, chính vì vậy các ngân hàng cũng đã mạnh dạn hơn khi thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa nguồn vốn của mình về khu vực này.

Cụ thể, từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Quảng Ninh đã phối hợp với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh HTX-DNNQD gửi 1.650 phiếu điều tra khảo sát nhu cầu vay vốn tới các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh gửi 500 phiếu khảo sát nhu cầu vay vốn tới các chủ trang trại, gia trại nhằm mở rộng đối tượng của chương trình đến: Kinh tế hộ gia đình, tiểu thương... Sau khi tiếp nhận phiếu, NHNN Chi nhánh Quảng Ninh đã tiến hành phân loại phiếu, lập danh sách các khách hàng đang gặp khó khăn trong vay vốn, gửi tới các ngân hàng trên địa bàn để các đơn vị này tiếp cận, nhận dạng những khó khăn của khách hàng để xem xét, thẩm định và cho vay vốn. Theo đó, tính đến nay đã có trên 200 hộ sản xuất kinh doanh được thẩm định hồ sơ, có thể thực hiện ký hợp đồng tín dụng. Song song với đó, các ngân hàng cũng tạo điều kiện thực hiện nhiều hồ sơ cho vay cho các đối tượng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu thống kê của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, tính đến hết tháng 7, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng 6.

Tiếp tục các giải pháp đưa vốn về khu vực nông nghiệp, nông thôn, từ tháng 5-2014, NHNN Chi nhánh Quảng Ninh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức làm việc với các địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, 2 đơn vị này đã làm việc với 3 địa phương là Quảng Yên, Uông Bí và Vân Đồn. Các buổi làm việc còn có sự tham gia của hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn và hàng trăm chủ trang trại, gia trại, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Qua đó, có thể thấy khoảng cách giữa ngân hàng với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn được rút ngắn rất nhiều.

Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc

Mặc dù việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của đối tượng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, có thể thấy, so với nhu cầu vốn khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay thì khả năng giải ngân vốn tại ngân hàng vẫn hạn chế.

Qua tìm hiểu ý kiến của các chủ trang trại, gia trại, hộ sản xuất kinh doanh ở các địa bàn nông nghiệp, nông thôn cho thấy: Nhiều HTX, hộ sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng vì không có tài sản thế chấp do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất hoặc giá trị tài sản thế chấp thấp, nên số tiền được vay thấp không đáp ứng nhu cầu vay vốn, cần có sự bảo lãnh vay vốn hoặc tín chấp của ngân hàng. Đa phần các chủ trang trại, gia trại hay hộ sản xuất kinh doanh địa bàn nông nghiệp, nông thôn không có khả năng lập dự án/phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến khó khăn trong việc lập hồ sơ vay vốn gửi ngân hàng. Cũng có ý kiến phản ánh, thủ tục vay ngân hàng chưa thuận tiện, mất nhiều thời gian do liên quan đến việc thẩm định, kiểm tra trước khi cho vay của ngân hàng và các thủ tục khác như công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm...

Đồng chí Nguyễn Văn Đoan, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Ninh cho biết: Để khơi thông nguồn vốn vay cho các đối tượng khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các hộ sản xuất kinh doanh khu vực này, trong thời gian tới, khối ngân hàng sẽ chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng đặc biệt là “chuỗi liên kết”; đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn và chương trình cho vay nông thôn mới. Đồng thời, các ngân hàng cũng sẽ có giải pháp và gói tín dụng cho vay phù hợp với từng loại hình nuôi, trồng của các nông hộ; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong việc lập hồ sơ vay vốn.

Được biết, NHNN Chi nhánh Quảng Ninh cũng đã có kế hoạch đề nghị Sở Công Thương nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Xây dựng nông thôn mới và các đơn vị liên quan triển khai mô hình “chuỗi liên kết” trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, bền vững trong thời gian tới.

Hồng Nhung
theo baoquangninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 417


Hôm nayHôm nay : 55606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71255089