16:37 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gái đảm cao nguyên lãi hơn trăm triệu/năm từ đàn ong mật

Thứ bảy - 24/03/2018 08:22
Nhận thấy diện tích đất đai, vườn cây của gia đình phù hợp với việc nuôi ong mật, đầu năm 2015 chị Nguyễn Thị Thu Hồng, thôn 23, xã Cư Ni, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã mạnh dạn mua 100 đàn ong về nuôi.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn ong mật của gia đình chị Hồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, sau 3 năm vừa nuôi và nhân giống, đàn ong mật của gia đình chị Hồng đã tăng lên hơn 150 đàn. Trung bình mỗi năm, chị Hồng thu được 1.200 lít mật ong, giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/lít và 650kg phấn hoa, giá bán 180.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị có lãi hơn 150 triệu đồng.

 gai dam cao nguyen lai hon tram trieu/nam tu dan ong mat hinh anh 1

  Chị Nguyễn Thị Thu Hồng giới thiệu về mô hình, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong. Ảnh: Hoàng Nguyên

Chị Hồng chia sẻ: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ. Người nuôi cần am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn và các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Theo chị Hồng, để tăng đàn ong, cứ khoảng 2 năm tiến hành thay giống ong chúa đã già một lần, thường xuyên vệ sinh thùng. Mùa đông che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, bị mưa thấm ướt thùng. Mỗi thùng để khoảng 3-4 cầu ong, đến mùa xuân mật hoa nhiều hơn thì để 6 cầu ong. Điều quan trọng nhất là chọn ong chúa khỏe mạnh thì cả đàn ong và những lứa sau khỏe mạnh, cho mật nhiều. Nguồn phấn hoa phải là hoa nhãn, cà phê và các loại hoa rừng sẽ cho chất lượng mật tốt.

Việc phòng, chống bệnh cho ong cũng được đặt lên hàng đầu. Do đàn ong sống trong một quần thể lớn, bay rất nhiều nơi để kiếm phấn hoa nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao, nhất là mùa hoa vải, nhãn, điều do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị Hồng còn giúp đỡ hàng chục hộ khó khăn ở địa phương qua việc cung cấp con giống, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi để giúp họ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo....

Theo  Hoàng Nguyên/Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61292354