01:25 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gấp rút sản xuất vụ đông

Thứ tư - 11/10/2017 19:22
Nông dân ngoại thành Hà Nội đang chạy đua với thời gian, gấp rút gieo trồng cây vụ đông để bảo đảm đúng khung thời vụ. Nhiều địa phương đã có cách làm hay, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết để mùa vụ thắng lợi...

Chăm sóc cây vụ đông tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Sơn Hà

Tuân thủ đúng khung thời vụ

Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, hoạt động sản xuất vụ đông ở ngoại thành Hà Nội diễn ra hết sức khẩn trương. Tại xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ), nông dân đã ưu tiên tối đa diện tích đất nông nghiệp để trồng cây vụ đông. Đến nay, xã đã gieo trồng gần 150/250ha diện tích, trong đó 71ha trồng cây ngô, 38ha rau xanh, 10ha khoai lang, 9ha đậu tương. Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Chiến Thắng cho hay: “Trong sản xuất vụ đông, thời vụ là yếu tố quyết định năng suất, hiệu quả, nhất là với cây ngô và đậu tương vụ đông. Chính vì vậy, nông dân địa phương thực hiện phương châm sáng thu hoạch lúa, chiều trồng cây vụ đông".

Bằng sự nhạy bén, nhiều huyện có truyền thống sản xuất vụ đông trên địa bàn thành phố cũng đang tích cực mở rộng diện tích trồng. Đơn cử như huyện Thường Tín, thu hoạch lúa mùa đến đâu nông dân triển khai trồng cây vụ đông đến đó. Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Lưu Văn Phúc cho biết: "Huyện xác định rõ diện tích nào có thể làm được ba vụ là giao kế hoạch sớm ngay từ đầu năm, chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích lúa mùa sớm để chủ động làm đất trồng cây vụ đông". Năm nay, huyện Thường Tín gieo trồng 2.150ha cây vụ đông, trong đó tập trung vào cây trồng giá trị kinh tế cao như rau màu, hoa...

Đến nay, nông dân ngoại thành Hà Nội cơ bản thu hoạch xong lúa mùa. Tuy nhiên, khi lúa mùa đang trong giai đoạn đứng cái làm đòng, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có kế hoạch triển khai sản xuất vụ đông. Đây được coi là bước chuẩn bị sớm cho vụ đông 2017-2018. Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT) Nguyễn Thị Thoa cho biết: Để tránh làm theo phong trào, thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất vụ đông sát với tình hình thực tế.

Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn thành phố gieo trồng khoảng 39 nghìn héc ta; giá trị sản xuất đạt trên 2.500 tỷ đồng. Để giành mùa vụ thắng lợi, Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo các địa phương tuân thủ đúng khung thời vụ; tập trung điều tiết nước, bảo đảm độ ẩm đất, rút nước đệm phù hợp để sau khi thu hoạch lúa mùa là trồng ngay cây vụ đông. Đối với diện tích không tiêu, thoát nước bằng tự chảy, chỉ đạo bơm tiêu thoát nước sớm...

Chủ động các biện pháp kỹ thuật

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại: Vụ đông đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp trong năm, bởi giá trị thu nhập từ cây trồng vụ đông khá cao. Vì vậy, cùng với tích cực mở rộng diện tích cây trồng, các địa phương đã chủ động chọn giống phù hợp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Huyện Thường Tín là một ví dụ điển hình khi đã đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất vụ đông.

Theo đó, các cấp, các ngành huyện Thường Tín tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, tuyên truyền nông dân tuân thủ khung thời vụ, đồng thời giao cơ quan chuyên môn rà soát từng loại cây, bảo đảm gọn vùng, gọn thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc và điều hành hiệu quả. Cùng với đó, chủ động khắc phục diễn biến thời tiết bất thuận có thể xảy ra, xây dựng phương án tiêu nước khi có mưa lớn và cung cấp nước tưới khi thời tiết hanh khô; chọn giống cây trồng ngắn ngày, áp dụng biện pháp không làm đất, làm bầu, làm đất tối thiểu, trồng gối đối với cây ưa ấm như ngô, bí xanh, khoai lang...

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết: Mấy năm gần đây, nông dân ngoại thành tích cực mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, rau xanh và cây ăn quả. Đây là các cây trồng chủ lực của ngành Nông nghiệp Hà Nội, cho hiệu quả kinh tế cao. Theo dự báo diễn biến thời tiết, nhiệt độ trung bình mùa đông năm nay có xu hướng tăng so với trung bình nhiều năm. Rút kinh nghiệm những năm trước đây, nông dân nên lựa chọn thời điểm thích hợp cho từng loại cây. Các địa phương nên có chính sách hỗ trợ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; có chính sách hỗ trợ bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản cho nông dân.

Theo bà Vũ Thị Hương, hiệu quả từ vụ đông được ghi nhận bằng việc nông dân Hà Nội tích cực mở rộng diện tích, mạnh dạn đưa những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân không nhiều, số sản phẩm còn lại hầu hết phụ thuộc vào thương lái hoặc nông dân "tự sản, tự tiêu". Để mở rộng diện tích và nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, các địa phương cần tích cực liên kết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu nông sản cho nông dân.
Theo Đõ Minh /Báo Hà Nôi Mới.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 255


Hôm nayHôm nay : 35363

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 408190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73455161