18:22 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia Lâm: Nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng NTM

Thứ sáu - 01/06/2018 11:03
Trong thời gian tới, huyện Gia Lâm sẽ phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 20/20 xã và huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại.

Tính đến tháng 3/2018, theo bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Gia Lâm đã có 8/9 tiêu chí đạt gồm: Quy hoạch, thủy lợi, giao thông, điện, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh-trật tự xã hội, sản xuất, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Trong các tiêu chí đã đạt, đáng kể là tiêu chí về đường giao thông.

Hiện, toàn huyện có 50/50 km đường thuộc huyện quản lý. Trong đó 100% các tuyến đều đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối với trung tâm hành chính các xã trên địa bàn. Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện đều được xây dựng kiên cố phù hợp với cấp đường quy hoạch. 100% tuyến đường do huyện quản lý được bảo trì hằng năm.

Phát triển nông-lâm-thủy sản trên địa bàn huyện tăng bình quân 1,18%/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực; giảm dần tỷ trọng diện tích trồng lúa và tăng tỷ trọng diện tích rau, quả an toàn có giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình trồng rau, quả sạch cho thu nhập 400-500 triệu đồng/ha; cá biệt có những mô hình cho thu nhập 700 triệu -1 tỷ đồng/ha như tại xã Kiêu Kỵ và Lệ Chi.

Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua bảo đảm đúng thời vụ, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; kinh tế trang trại cũng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi gồm 46 trạm bơm các loại, 1.471 tuyến kênh với chiều dài 706,79 km, đều được xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, được tổ chức quản lý khai thác có hiệu quả, bền vững.

Về tiêu chí điện, hệ thống lưới điện hạ áp trên địa bàn dài 1.790 km, trong đó, đường dây cáp ngầm là 125 km, chiếm tỷ lệ 7%; đường dây nổi là 1.666 km, chiếm tỷ lệ 93%; có 631 trạm biến áp đều đảm bảo thông số kỹ thuật, an toàn theo quy định.

Trên địa bàn huyện đã triển khai các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch đạt 20% như trồng trọt có: Rau an toàn, cây ăn quả các loại: cam, bưởi, ổi, chuối,… chăn nuôi có sữa bò tươi với các đơn vị doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các sản phẩm rau an toàn, cây ăn quả (chuối, ổi, cam), sản phẩm sữa bò tươi (là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện), huyện đã thực hiện xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm; các HTX, các tổ chức, cá nhân tiêu thụ rau, quả, sản phẩm sữa bò tươi của huyện (đại diện cho người dân) đã ký kết hợp đồng liên kết với các tập đoàn, các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm của huyện...; sản lượng tiêu thụ hàng năm đạt 40-50% sản lượng sản xuất rau an toàn, sản phẩm sữa bò tươi trên địa bàn.

Huyện hình thành 17 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trong đó, có 8 mô hình trồng trọt như: Rau thủy canh xã Đa Tốn; mô hình cây cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGap xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn; mô hình hoa lan giá trị cao. Có 9 mô hình chăn nuôi như: Nuôi trùn quế xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi bò sữa, lợn thịt..

Song song với phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, UBND huyện đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường; xây dựng các điểm tập kết rác thải, chất thải rắn trên địa bàn Huyện và bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo thu gom, vận chuyển đạt trên 95% khối lượng rác thải, đất thải, phế thải xây dựng phát sinh trong ngày. 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đều bảo đảm vệ sinh, môi trường; 93% cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện bảo đảm vệ sinh, môi trường bằng hệ thống bể biogas, đệm lót sinh học... Đến nay, 5/5 làng nghề đã được phê duyệt phương án bảo vệ môi trường theo theo quy định.

Trong thời gian tới, Gia Lâm sẽ phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 20/20 xã và Huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại; xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại 2 xã Đa Tốn và Yên Viên; gắn việc duy trì các tiêu chí nông thôn mới với thực hiện tốt trật tự và văn minh đô thị.

Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, Gia Lâm luôn chú trọng những giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đồng thời, tập trung chuyển đổi cơ cấu cơ cấu cây trồng vật nuôi; khai thác sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững kết hợp du lịch sinh thái.

Theo Bích Phương/Báo Chính Phủ.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 475

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 472


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 572687

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70800002