12:07 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp người nghèo vượt khó

Thứ bảy - 30/09/2017 18:50
Sau 15 năm hoạt động, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nói chung và NHCSXH tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần giúp hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhiều hộ dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng) vay vốn ưu đãi trồng hành tím, mang lại thu nhập cao.

NHCSXH tỉnh Sóc Trăng được thành lập từ đầu năm 2003 theo Quyết định 71/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHCSXH. Sự ra đời của NHCSXH tỉnh nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4-10-2002 của Chính phủ. Đánh giá về việc thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo, Giám đốc NHCSXH tỉnh Sóc Trăng Dương Đình Lạng cho rằng: Chính sách của Đảng và Nhà nước đã thật sự đến với đồng bào. Nguồn vốn vay hỗ trợ của NHCSXH đã tạo thêm việc làm, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn,... “NHCSXH tỉnh đã nỗ lực rất lớn để nguồn vốn phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nguyện vọng của những hộ dân có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác”, Giám đốc Dương Đình Lạng nhấn mạnh.

Tính đến ngày 31-8-2017, sau 15 năm thực hiện Nghị định 78, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng hiện đạt hơn 3.015 tỷ đồng, tăng 2.962,4 tỷ đồng, gấp 56 lần so với 15 năm trước; trong đó, nguồn vốn từ T.Ư chiếm 93,8%, vốn huy động trên địa bàn dân cư đạt hơn 130 tỷ đồng, chiếm gần 4,4%. Từ nguồn vốn huy động, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng mới theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh, UBND huyện ủy thác thực hiện với tổng doanh số cho vay đạt hơn 5.627 tỷ đồng cho hơn 471.550 lượt khách hàng được vay vốn; doanh số thu nợ đạt hơn 2.676 tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh đạt hơn 3.001 tỷ đồng, với 156.215 khách hàng được vay vốn, tăng so với thời điểm mới thành lập hơn 2.948 tỷ đồng, gấp khoảng 55 lần thời điểm năm 2002.

Thống kê cho thấy, từ nguồn vốn vay này, đã có 124 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới hơn 123 nghìn lao động, trong đó có hơn 1.600 người đi lao động ở nước ngoài; giúp hơn 44 nghìn lượt học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; hơn 50 nghìn hộ được xây dựng công trình nước sạch hợp vệ sinh; xây 26 nghìn căn nhà cho hộ nghèo; hơn 45 nghìn lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh... Nhiều mô hình, dự án làm ăn có hiệu quả từ nguồn vốn vay như mô hình nuôi heo, nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, dê...; trồng cam, quýt, rau sạch; vay vốn buôn bán, sản xuất, kinh doanh nhỏ... đã được người dân áp dụng có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh, trả lãi, vốn đúng hạn.

Tuy nhiên, việc kinh doanh, không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đầu năm 2016, khi cả đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn khốc liệt, Sóc Trăng đã có gần 30 nghìn hộ bị ảnh hưởng, hơn 24 nghìn ha lúa, màu, mía bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng. Hàng chục nghìn hộ phải vay vốn ngân hàng đầu tư cho nuôi trồng, sản xuất bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng.

Không thu được thành quả sản xuất, lại không có vốn để tái đầu tư, tái sản xuất cho nên số nợ đọng, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, buộc NHCSXH tỉnh phải khoanh nợ, giãn nợ... “Chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của người dân. Sau một năm khó khăn đã qua, sản xuất thuận lợi trở lại, người dân đã khắc phục những khoản nợ cũ, tình hình kinh doanh hoạt động của đơn vị cũng đang trong chiều hướng tốt lên”, ông Dương Đình Lạng chia sẻ.

Đến nay, tỷ lệ nợ xấu của đơn vị đã giảm gần ba lần so với khi mới thành lập, còn 6,67%; trong đó, nợ quá hạn chiếm 4,58%, nợ khoanh chiếm 2,08% (giảm hơn ba lần so với 15 năm trước).

Bài và ảnh: TRUNG HIẾU, VIỆT HẢI/Báo Nhân dân.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73310862