Họ xứng đáng với danh hiệu Anh bộ đội Cụ Hồ ở mọi lúc, mọi nơi.
Làm giàu từ khó khăn
Ông Nguyễn Văn An hiện là Chủ tịch Hội CCB thị trấn Krông Kmar, từng vinh dự nhận Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua gương mẫu.
Sinh năm 1961 ở huyện Kiến Xương (Thái Bình), năm 1979, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông An nhập ngũ, tham gia làm nghĩa vụ quốc tế, đóng quân ở Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1987, rời quân ngũ, ông An cùng vợ con vào tổ dân phố 1, thị trấn Krông Kmar lập nghiệp theo diện tái định canh định cư của huyện Krông Bông. Thời gian đầu, do không có kinh nghiệm sản xuất, nguồn vốn eo hẹp cộng với giá cả nông sản bấp bênh, kinh tế gia đình ông gặp không ít khó khăn.
Sau khi học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi, nhận thấy việc độc canh một loại cây không đem lại hiệu quả, ông An bắt tay vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cùng với việc tái canh vườn điều già cỗi, ông trồng xen canh sầu riêng, bơ, măng cụt, kết hợp chăn nuôi gà đẻ trứng, bồ câu Pháp, trên 8 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) đất rẫy bạc màu. Hiện gia đình ông đầu tư thêm trên 2 tỷ đồng cho 2ha rẫy trồng bơ, sầu riêng, măng cụt ở huyện Cư Kuin. Trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
Mô hình đa cây, đa con thu “trăm triệu”
Đến thăm trang trại rộng trên 2ha, với mô hình đa cây, đa con của thương binh hạng 4/4, ở thôn 10, xã Hòa Lễ, ai cũng thán phục trước sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, phát triển kinh tế VAC, có thu nhập 300 trăm triệu đồng/năm của ông Nguyễn Đắc Hòa.
Sinh ra và lớn lên trên vùng chiêm trũng Hà Nam, tháng 7/1977, người thanh niên Nguyễn Đắc Hòa vừa tròn 18 tuổi, lên đường nhập ngũ vào quân tình nguyện Việt Nam thuộc Sư 10, Quân đoàn III, trực tiếp tham gia chiến đấu giúp nước bạn Campuchia khỏi họa diệt chủng. Tháng 5/1978, trong một trận chiến đấu tại cao điểm 23, ông bị thương phải nằm viện điều trị. Đến tháng 11/1980, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, ông xuất ngũ trở về địa phương.
Sau bao năm mưu sinh ở chốn quê nhà, nhưng do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất và thiếu lao động, nên cuộc sống của gia đình ông chỉ “đắp đỗi qua ngày”. Tháng 7/1987, ông quyết định đăng ký đi xây dựng kinh tế mới tại thôn 10, xã Hòa Lễ. Ông quyết định dùng số vốn ít ỏi và vay mượn thêm của người thân khai hoang trồng 1ha cà phê và 2 sào ruộng, đồng thời mở một quán ăn để có thu nhập hàng ngày.
Năm 2015, ông thế chấp tài sản vay thêm vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, quyết định đầu tư trên 1,5 tỷ đồng thực hiện ước mơ ấp ủ bấy lâu là phát triển kinh tế trang trại VAC với nhiều loại cây, con.
Hiện nay, gia đình ông nuôi 6 con bò, trong đó có 4 con bò cái sinh sản; trên 100 con heo, trong đó có 20 heo nái, số heo sinh sản ra đều giữ lại nuôi.
Để duy trì thường xuyên đàn gà trên 200 con, ông chủ động đầu tư một máy ấp trứng để trực tiếp cung cấp gà giống cho trang trại của mình. Ngoài ra, còn có 20 con gà Đông Tảo, gà Kỳ lân, trị giá 1,5 - 5 triệu đồng/cặp. 2.000m2 ao nuôi cá trôi, trắm, mè…
Đầu năm 2019, sau khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi nhuận kinh tế đối với con dúi, ông vào tận Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) mua 40 con dúi bố mẹ về nuôi và đang phát triển tốt. Theo tính toán, mỗi năm đàn dúi sinh sản khoảng 100 con, với giá bán 400.000 - 500.000 đồng/kg, sau 8 tháng nuôi, gia đình ông có thêm nguồn thu gần 50 triệu đồng.
Về trồng trọt, với 1ha cà phê kinh doanh, mỗi năm thu được 3 tấn nhân, cho thu nhập 100 triệu đồng… Ngoài ra, ông còn có 1ha cà phê thời kỳ kiến thiết, trồng xen các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, xoài, sapôchê (hồng xiêm), hứa hẹn mang về một nguồn thu không nhỏ…
Ông Trần Văn Minh, Chi hội trưởng Hội CCB thôn 10, nhận xét: Ông Hòa không chỉ là thương binh làm kinh tế giỏi, mà còn là hội viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nông thôn mới, là tấm gương điển hình trong lao động sản xuất và làm giàu để mọi người học tập.
Màu áo lính phủ xanh vùng đất quê hương
Sau khi rời binh nghiệp, khoác lên mình “chiếc áo người nông dân”, ông Y Khing Niê (thường gọi Ama Đer), dân tộc Êđê, ở buôn Ngô B, xã Hòa Phong, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên khá - giàu từ sản xuất nông nghiệp. Ông là tấm gương luôn đi đầu trong mọi hoạt động xã hội của địa phương, được bà con mến phục.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn