05:17 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HTX Hoàng Lương (Bắc Giang): Sản xuất theo chuỗi, mở cửa thị trường

Thứ sáu - 19/05/2017 05:04
Với thu nhập bình quân 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đang trở thành “cây tiền triệu” của các hộ xã viên HTX Sản xuất và tiêu thụ rau cần Hoàng Lương (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang).

Rau cần Hoàng Lương trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bắc Giang, với diện tích sản xuất gần 200 ha, hơn 800 hộ nông dân tham gia, cho sản lượng 18.000 tấn rau cần mỗi năm. Năm 2014, thương hiệu “Rau cần Hoàng Lương” được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, khẳng định tên tuổi, chất lượng trên thị trường.

Rau cần xuất ngoại

Theo thống kê của HTX Hoàng Lương, mỗi ngày, HTX cung cấp cho thị trường từ 40 - 50 tấn rau cần sạch, vào mùa lạnh, sản lượng có thể lên tới 60 tấn. Giá bán rau cần liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây, đạt mức 5.000 đồng/kg năm 2013, 9.000 đồng/kg niên vụ 2014 - 2015 và tăng lên 12.000 đồng/kg trong niên vụ 2016 - 2017.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Chủ tịch Hội Sản xuất và tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, cho biết: “Rau cần đang cho thu nhập cao và trở thành “cây đổi đời” của người dân Hoàng Lương. Với sản lượng bình quân 1,5 tấn/sào/vụ, mỗi năm cần cho thu hoạch từ 3 - 4 vụ, giá bán bính quân 10.000 - 12.000 đồng/kg, rau cần cho thu nhập ổn định từ 15 - 20 triệu đồng/sào/năm”.

Với tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng cao, rau cần Hoàng Lương không chỉ chiếm lĩnh thị trường Bắc Giang, nhiều tỉnh thành tại miền Bắc như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên… mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga với khối lượng tương đối lớn.

Anh Quách Văn Hoàng - Tổ trưởng Tổ tiêu thụ, chia sẻ: “Rau cần sau thu hoạch, sơ chế sẽ được đem đi tiêu thụ tại các siêu thị lớn tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Năm 2015 - 2016, một khối lượng lớn rau cần đã được xuất sang Hàn Quốc và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Một số doanh nghiệp nước bạn đã cử đại diện sang tìm hiểu, đề nghị hợp tác sản xuất, tiêu thụ”.

Hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, UBND huyện Hiệp Hòa đã lên kế hoạch để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rau cần Hoàng Lương” ở nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…

Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương, cho hay: “Với tiềm năng sẵn có, chính quyền, HTX và người dân Hoàng Lương đạt mục tiêu đẩy mạnh phát triển mô hình cá - cần (nuôi cá xen canh với trồng rau cần), nâng cao giá trị, chất lượng sản xuất, hướng tới phát triển những cánh đồng 1 tỷ đồng/ha/năm. Nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường xuất khẩu”. HTX rau cần Hoàng Lương có tổng diện tích sản xuất trên 200 ha, với hơn 800 hộ tham gia. Trong đó, có hơn 30 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Các vùng trồng cần tại Hoàng Lương được tổ chức sản xuất thành các cánh đồng mẫu lớn, với diện tích hàng chục ha, được phân chia thành từng thửa và cắm biển rất khoa học.

Rau cần Hoàng Lương đã “xuất ngoại” đi Hàn Quốc

Phát triển theo chuỗi

“Mô hình sản xuất cần VietGAP tại Hoàng Lương đang có trên 200 hộ dân tham gia, chia thành 30 - 35 lô (thửa), sản xuất tập trung với diện tích trên 30ha, đạt sản lượng trên 1.250 tấn/năm. Hàng trăm ha còn lại cũng đang nằm trong quy hoạch mở rộng diện tích rau cần VietGAP phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước” ông Nguyễn Văn Tỉnh, cho hay.

Để nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm, HTX đang đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong một vòng tròn khép kín “đầu vào - sản xuất - đầu ra”, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu giống, quy trình sản xuất đến khâu thu hoạch, tiêu thụ.

Điển hình như khâu chọn giống, để đảm chất lượng và không bị phụ thuộc vào nhà cùng cấp, người dân Hoàng Lương tự nghiên cứu, tách chiết những phần thân rau khỏe, to, đẹp để tái tạo cây mới sau mỗi đợt thu hoạch. Cây giống được lai trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh, nguồn đất ươm được xử lý kỹ bằng vôi bột.

Trong sản xuất, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng được quản lý chặt chẽ. Lượng phân bón được quy định cụ thể trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây và được ghi chi tiết vào sổ nông hộ.

Để quản lý khoa học việc này, Chi hội Trồng rau cần Hoàng Lương cắm biển phân lô tại từng thửa rau để xác định thời gian cách ly an toàn. Đồng thời, liên tục tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao khoa học, kỹ thuật cho người dân.

Được biết, mỗi năm UBND huyện Hiệp Hòa trích ngân sách từ 100 - 200 triệu để tập huấn khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV… cho nông dân.

Những thay đổi trong phương thức sản xuất từ truyền thống, manh mún thành sản xuất theo chuỗi, quy mô lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX.

Đây là minh chứng cho việc nếu người nông dân được tổ chức sản xuất khoa học, ý thức sản xuất tốt, sự quan tâm đúng mức của chính quyền, thì các mô hình sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển mạnh, đem lại hiệu quả cao và không bao giờ cần “giải cứu”.

Theo thời báo kinh doanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112


Hôm nayHôm nay : 24543

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 96672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73143643