05:06 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HTX thay người dân làm nông nghiệp

Thứ ba - 31/10/2017 09:49
Thấu hiểu sự vất vả, khó khăn của người nông dân trên vùng đất trồng lúa, HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Huệ (xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) đã tiến hành sản xuất theo quy mô lớn, qua đó góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Thành lập giữa năm 2013, HTX Đức Huệ có 67 thành viên, vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng, sản xuất trên diện tích hơn 550ha. HTX đăng ký cung ứng 11 loại dịch vụ nông nghiệp, như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giống, bơm, rút úng…

Sản xuất lớn

Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến giá thành sản xuất cao, trong khi giá bán sản phẩm lại do thị trường quyết định, HTX đã quyết tâm thực hiện mô hình sản xuất quy mô lớn để giảm giá thành và tăng lợi nhuận. 

HTX thực hiện ký hợp đồng sản xuất lúa thuê trọn gói với người dân. Nông dân chỉ cần giao ruộng và một phần chi phí đầu tư cho HTX, cuối vụ, HTX sẽ giao lại lúa với năng suất 7 tấn/ha. 

Thực hiện sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, HTX tiến hành thuê 400 ha đất ruộng của nông dân huyện Tam Nông, trong đó, có 60ha tại thị trấn Tràm Chim. 

HTX đã tiến hành phá bờ ranh, san phẳng mặt ruộng đúng theo tiêu chuẩn cánh đồng lớn và trồng lúa theo chuẩn VietGAP, có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. 

Máy móc phục vụ sản xuất một phần do HTX đầu tư, một phần là của các thành viên góp vào HTX, nên vừa chủ động được thời gian, vừa giúp tăng thu nhập cho các thành viên có máy móc.

HTX mua vật tư nông nghiệp số lượng lớn và mua trực tiếp từ đại lý cấp một nên giá rẻ hơn 3% và tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Hiện nay, diện tích canh tác của HTX đã đạt tiêu chuẩn châu Âu và có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 10%. 

Cách làm của HTX là cách làm “đôi bên cùng có lợi”, khi giúp người dân có thu nhập cao hơn giá thị trường khoảng 10 triệu đồng/ha và thêm thu nhập từ việc làm thuê cho HTX.

Còn HTX thực hiện mô hình sản xuất thuê của nông dân trọn gói, nên không phải trả tiền thuê đất, cũng không phải bỏ vốn đầu tư trồng lúa nhưng vẫn mang lợi nhuận bằng biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý.

HTX tập hợp ruộng đất của nông dân để sản xuất quy mô lớn

Giải quyết vấn đề môi trường

Ông Huỳnh Văn Thắm - Giám đốc HTX, cho biết số hộ cho HTX thuê đất sản xuất ngày càng nhiều, điều này dần xóa bỏ tình trạng canh tác nhỏ lẻ, hiệu quả kém. Sau vài vụ, tất cả hộ cho thuê đất đều có cuộc sống khá hơn vì họ đi làm công nhân hoặc buôn bán có thêm thu nhập.

Mô hình tập trung ruộng đất để sản xuất lớn của HTX Đức Huệ có ý nghĩa tích cực đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn nên Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Tam Nông vận dụng sáng tạo các chính sách hiện có, đề xuất các chính sách thí điểm để hỗ trợ HTX hoàn thiện hạ tầng sản xuất, quy trình kỹ thuật canh tác và xây dựng nhãn hiệu gạo.

Đồng thời, quan tâm tạo việc làm mới đối với những hộ nông dân đã cho HTX thuê đất để bảo đảm sinh kế và giúp cho mô hình tập trung ruộng đất có tính ổn định lâu dài. 

Hiện nay, HTX đã có hệ thống đê bao khép kín, tưới tiêu bằng trạm bơm. HTX đã thành lập tổ phun thuốc trừ sâu với đầy đủ máy móc và trang bị bảo hộ lao động.

Trong quá trình làm việc, tổ phun thuốc trừ sâu thực hiện phun đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng và đúng thuốc; thực hiện triệt để thu gom vỏ bao thuốc vào đúng nơi quy định để giảm tối đa những tác động đến môi trường. 

Việc phun thuốc tập trung, đúng thời điểm còn hạn chế sự bùng phát của dịch hại, giảm số người phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc, giảm số lần phun thuốc BVTV, năng suất lúa được bảo đảm, hạn chế dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trong gạo sau thu hoạch.

Với sự hỗ trợ của các cấp ngành, HTX đã liên kết, hỗ trợ chi phí thuê phun xịt thuốc BVTV 1 triệu đồng/ha/năm cho người dân, giúp họ giảm chi phí đầu tư.

Phương thức hoạt động của HTX đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao của nông dân trong vùng. Đây sẽ là tiền đề cho HTX phát triển lớn mạnh, có thể ký kết hợp đồng, mở rộng diện tích trong các năm tiếp theo.
 

Như Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 36206

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 472254

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73519225