18:21 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Nhiều thế mạnh để xuất khẩu gà

Chủ nhật - 08/10/2017 10:57
Ngày 9/9 vừa qua, lô hàng thịt gà đầu tiên của Việt Nam đã được xuất qua thị trường Nhật, một thị trường khó tính. Đây được xem là đầu mối quan trọng đối với chăn nuôi gia cầm của Việt Nam. Mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi gà.

Tuy vậy, lô hàng xuất mới là gà công nghiệp trong khi chúng ta có thế mạnh về các giống gà bản địa. Đây là vấn đề rất cần ngành nông nghiệp và công thương chú ý. Trong số báo này, KTNT điểm qua vài nét về sự sẵn sàng của Hà Nội.

Chăn nuôi gà thả đồi chất lượng cao ở Sóc Sơn.

Hà Nội là địa phương lưu giữ, phát triển nhiều giống gà cổ bản địa quý hiếm như: gà Ri, gà cỏ, gà đen, gà ác, gà Mía… Những đặc sản này không những được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn là nguồn xuất khẩu bền vững.

Các địa phương đã sẵn sàng…

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, cho biết, năm 2014, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội hỗ trợ Sóc Sơn thành lập Hội chăn nuôi gà. Năm 2015, Hội đã tập hợp được 30 hộ tham gia, gồm 4/9 xã vùng đồi gò của huyện Sóc Sơn: Minh Trí, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Bắc Sơn. Đến nay, quy mô đàn đã lên tới 2 triệu con và có thể mở rộng gấp nhiều lần, nếu có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Các thành viên của hội chủ yếu nuôi giống gà Mía của làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) do Công ty TNHH MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội (HADICO) khôi phục, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn giống gốc.

Hiện, gà ở Sóc Sơn được nuôi trong các thành viên của Hội và đều nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn, thuộc 9 xã vùng bán sơn địa, với tổng diện tích trên 3.000ha. Hộ nhiều nhất nuôi 6.000 con, ít nhất 1.000 con.

Theo ông Đông, bà con muốn gia nhập Hội bắt buộc phải có diện tích đồi chăn thả rộng, có độ dốc để thoát nước; nền đất chắc, có cây xanh cho gà trú chân và nghỉ ngơi. Mặt khác, phải có không gian hoa cỏ dại rộng lớn để gà bổ sung rau xanh, các loại côn trùng có trong đất; vùng đồi chăn thả phải có nguồn nước tốt, trong và ngọt. Do đã đạt tất cả các tiêu chuẩn trên, đặc biệt là việc chăn thả ở độ cao nhất định, không có tác động ô nhiễm môi trường nên ngày 8/3/2017, gà đồi Sóc Sơn đã được cấp chứng chỉ xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Ông Đông khẳng định: “Với tất cả các điều kiện trên, nếu nhận được đơn hàng xuất khẩu, chỉ cần đối tác đưa ra yêu cầu về thời gian, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng… chúng tôi sẵn sàng đáp ứng”.

Nằm giữa cái nôi sản sinh ra giống gà Mía cổ, bà Phùng Thị Đông, hội viên Hội Chăn nuôi tiêu thụ gà đồi Ba Vì, cho biết, bà có 1ha diện tích đồi gò để nuôi gà thả vườn; gia nhập hội năm 2014, lúc đầu chỉ có 40 hội viên tham gia, nay đã nâng lên 61 hội viên. Hiện, gia đình bà đang nuôi 5.000 con gà, chủ yếu được chăn thả trong vườn keo 1năm tuổi, có bóng mát, cỏ dại, cây rau tạp và giun dế, côn trùng cho gà ăn. Tổng đàn gà được chia thành 5 khu vực, cứ chiều tối gà về chuồng, có các cây gỗ khô làm giàn cho gà ngủ. Gà con được 25 ngày tuổi sẽ thả dần ra vườn, sau đó cho lên đồi.

Hội chăn nuôi tiêu thụ gà đồi Ba Vì có 1 tổ giết mổ, 1 tổ phối trộn thức ăn và 1 cơ sở cung cấp con giống; đây là quy trình chăn nuôi khép kín do Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tư vấn thành lập. Hiện, gà đồi Ba Vì đã được Viện Chăn nuôi xác nhận là cơ sở đạt chuẩn an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y. “Hiện, giá bán gà Mía tại Ba Vì là 80.000 - 90.000đồng/kg, đầu ra do Hội đảm nhận, thường cao hơn giá gà thường 10%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, gà đồi Ba Vì đang phải bán ra thị trường tự do và giá cả ngang bằng với gà thường. Đây cũng là thực trạng chung của người nuôi gà sạch ở Hà Nội, do chưa tìm được đầu ra ổn định. Nay, nếu có đơn hàng xuất khẩu gà bản địa, chỉ cần đối tác cho số lượng, thời gian, tiêu chuẩn chất lượng, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng”, bà Đông chia sẻ.

Trong quá trình tìm hiểu quá trình sản xuất của người chăn nuôi gà sạch ở Hà Nội, chúng tôi đều được nghe câu “cái khó của chúng tôi là khâu tiêu thụ, kể cả trong và ngoài nước”. Được biết, đơn hàng gà xuất đi Nhật vừa qua do 4 công ty cùng đảm nhận, nhưng có tới 3 đơn vị của nước ngoài, Việt Nam chỉ có một công ty và đảm nhận khâu yếu nhất: nuôi gia công, giá trị thấp. Các công ty nước ngoài cung cấp thức ăn, con giống là những công đoạn chính trong chăn nuôi, đem lại lợi nhuận cao. Mặt khác, đó là đơn hàng gà công nghiệp, trong khi ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có rất nhiều giống gà bản địa chất lượng cao, đảm bảo xuất khẩu, song, chưa được giới thiệu với bạn bè quốc tế.  

Tư thế hội nhập

Trao đổi với chúng tôi, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: “Chi cục đã phối hợp với Trung tâm Phát triển chăn nuôi xây dựng các trang trại gà quy mô lớn và phát triển chăn nuôi công nghệ cao; chăn nuôi theo hướng sinh học. Hiện, đã có các đơn vị, doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn sinh học, các trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn đảm bảo xuất khẩu. Chúng tôi cũng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phương thức chăn nuôi cho các hộ quy mô lớn ở vùng chăn nuôi trọng điểm; tạo điều kiện để các hộ ký kết, hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đảm bảo đầu ra; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm, ví dụ: gà đồi Sóc Sơn, Ba Vì, vịt cỏ Vân Đình, trứng vịt lộn Liên Châu”.

Ngoài ra, ông Sơn cho biết, nếu muốn xuất khẩu mà chưa xây dựng được cơ sở an toàn dịch bệnh thì không thể thành công. Vì vậy, cần thiết phải làm tốt công tác an toàn dịch bệnh để tạo điều kiện cho các đơn vị xuất, nhập khẩu thuận lợi. Trước mắt, Hà Nội vẫn còn một số khó khăn như: địa bàn rộng, tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, song chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Cơ sở làm việc, trang thiết bị của hệ thống thú y cơ sở còn thiếu; hệ thống thú y viên cơ sở do hưởng phụ cấp thấp nên việc thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn lơ là. Đặc biệt là nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn chưa khống chế được, nhất là bệnh cúm A/H7N9 trên người và gia cầm. Một số quy định mới của Luật Thú y thay đổi so với trước, nên việc quản lý, áp dụng, triển khai  các hoạt động chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm được cả xã hội quan tâm nhưng thiếu chính sách và chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.

 Người chăn nuôi gà Thủ đô đã sẵn sàng và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Thời gian tới, Hà Nội cần năng nổ hơn nữa trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho xuất khẩu gia cầm, gia súc vừa và nhỏ.

Hy vọng, từ đơn hàng gà Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vừa qua sẽ là động lực để người chăn nuôi Thủ đô cố gắng.

Theo Dương An Như/Báo KTNT.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 346

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 345


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 674816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902131