10:58 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạnh phúc của ông “Dũng lá nhíp”

Thứ tư - 25/10/2017 10:29
Không có vườn rẫy, nghề nghiệp ổn định, lại bị liệt cánh tay trái, nhưng ông Nguyễn Văn Dũng ở tổ dân phố Đức Lợi, thị trấn Đức Phong (Bù Đăng) vẫn nỗ lực vượt khó vươn lên, tạo điều kiện cho các con học tập đầy đủ. Đến nay, 3 người con của ông đều có việc làm và thu nhập ổn định.

Hái lá nhíp nuôi con trưởng thành

Năm 1996, ông Dũng cùng vợ con về Bù Đăng sinh sống. Ngày ấy, đời sống khó khăn, mọi chi tiêu hằng ngày của gia đình ông đều dựa vào việc đi hái lá nhíp bán. Trên 20 năm gắn bó với nghề, ông đã quá quen thuộc những cánh rừng ở huyện Bù Đăng.

Từ các khoảnh rừng nguyên sinh trong trảng cỏ thuộc xã Đồng Nai đến rừng lồ ô ở xã Thống Nhất. Rồi những cánh rừng thuộc tỉnh Đắk Nông, giáp ranh Bù Đăng, cách nhà trên 50km đều in dấu chân ông nên biệt danh “Dũng lá nhíp” gắn với ông từ đó.

 hanh phuc cua ong “dung la nhip” hinh anh 1

Ông Dũng với đàn gà của gia đình

Ông Dũng nói: “Với quyết tâm lo cho các con ăn học nên bao năm qua, tôi và vợ vẫn bền bỉ chở nhau trên chiếc xe máy cũ chạy khắp cánh rừng hái lá nhíp. Chiều vợ chồng lại rong ruổi ở các sóc đồng bào bán lẻ cho bà con, nếu hái được nhiều mang bán cho các sạp rau ngoài chợ. Vào mùa điều, bà con bận thu hoạch, ít người đi hái lá nhíp nên vợ chồng tôi hái được nhiều và bán cũng dễ dàng hơn. Ngày ít thì 10kg, ngày nhiều 15kg, có khi 20kg. Trước đây, vào thời điểm khan hiếm, lá nhíp có giá 150 ngàn đồng/kg, còn bình thường từ 100-120 ngàn đồng/kg. Nhờ lá nhíp mà cuộc sống của gia đình đỡ hơn rất nhiều!”.

Lá nhíp có thể chế biến được rất nhiều món ăn. Với đồng bào S’tiêng, Mơnông, món quen thuộc là canh lá nhíp thục với cá khô, cà gai rừng gọi là canh thục, canh bồi. Người Kinh thì hay xào lá nhíp với đọt mây, lòng gà, tiết heo. Vì là rau sạch nên nhiều người mua làm quà tặng người thân. Kinh nghiệm nhiều năm nên ông Dũng biết, mùa nắng cây ra nhiều lá, còn mùa mưa, lạnh cây ít phát triển.

Cây nhíp mọc nhiều ở các cụm rừng da beo của xã Thống Nhất, lá dầy, ăn có vị bùi, béo, ngon nhất là nhíp mọc ở rừng lồ ô nên bán được giá hơn. “Hiện việc hái lá nhíp kiếm sống cũng khó khăn hơn vì bà con tranh thủ thời gian nhàn rỗi đi hái nhiều, thậm chí lên rừng nhổ cả cây về trồng. Có hộ trồng xen trong vườn điều, có hộ trồng chuyên canh, ít thì vài sào, nhiều cả héc ta” - ông Dũng cho hay.

Năm 2002, ông bị tai nạn giao thông, vì không có tiền chữa trị nên cánh tay trái của ông bị liệt, do đó kinh tế gia đình càng thêm khó khăn, trong khi các con học lên cao, phải đóng góp nhiều. Ngày con gái lớn Nguyễn Thị Diễm Thu (1990) thi đậu Trường trung cấp Sư phạm Bình Phước, vợ chồng ông phải làm đơn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Thời gian sau, con trai thứ Nguyễn Chí Thanh (1993) đậu đại học, ông tiếp tục vay vốn dành cho sinh viên, cứ thế lấy nợ nọ trả nợ kia, cuối cùng cũng tạm ổn.

Ít ngày sau khi tốt nghiệp, Thu được xét tuyển viên chức ngành mầm non, về dạy ở Trường mẫu giáo Đức Liễu (Bù Đăng). “Vợ chồng tôi mừng trào nước mắt. Tiếp đó, con trai cũng ra trường và làm việc ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Tháng lương đầu tiên Thanh mang về biếu cha mẹ, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Thằng út Chí Tâm làm ở tiệm Thế giới di động ngay tại thị trấn Đức Phong lương 4 triệu đồng/tháng, gần nhà hơn” - vợ ông Dũng tiếp chuyện.

Cuộc sống sang trang mới 

Ông Dũng cho biết, hiện sức khỏe yếu nên vợ chồng ông không hái lá nhíp nữa mà ở nhà nuôi gà. Dẫn tôi ra sau nhà, ông khoe đàn gà 200 con. Tất cả đều là giống gà đá do ông tuyển chọn. “Giống gà tôi lựa chọn khỏe, ít bệnh và sinh trưởng tốt. Ở thị trấn Đức Phong có câu lạc bộ chọi gà nên người đến mua nhiều. Tùy theo mức độ đá hay của mỗi con mà có giá từ 1-5 triệu đồng” - ông Dũng nói. Quan sát tôi thấy, diện tích sau nhà ông rộng gần 300m2, tất cả đều được xây tường bao, rào lưới cẩn thận. Ngoài nuôi gà đá, ông còn nuôi thêm chim bồ câu để vừa kiếm thêm thu nhập vừa cải thiện bữa ăn gia đình.

Ông Trần Văn Đông, Tổ trưởng tổ dân phố Đức Lợi cho biết: “Những năm trước, gia đình ông Dũng rất khó khăn, được tặng nhà đại đoàn kết và nhiều lần xét tạo điều kiện vay vốn ngân hàng. Từ sự nỗ lực, ông bà đã nuôi các con ăn học và trưởng thành. Hiện gia đình ông đã trả xong nợ ngân hàng và thoát nghèo. Những gì vợ chồng ông Dũng và các con làm được như hôm nay rất đáng khen ngợi”.

Tác giả bài viết: Quang Minh

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 61264

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 434091

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73481062