05:21 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hậu Giang: Một số mô hình cây ăn trái hiệu quả

Thứ hai - 19/08/2019 10:06
Theo Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang, sản xuất cây ăn trái tại Hậu Giang là thế mạnh nông nghiệp của tỉnh sau cây lúa. Tổng diện tích cây ăn trái được mở rộng dần và hiện trên 38.000 ha. Sản lượng hằng năm đạt trên 370 nghìn tấn. Tỉnh đã xây dựng nhiều nhãn hiệu hàng hóa như cam Sành Ngã Bảy, bưởi Năm Roi Phú Hữu, Khóm Cầu Đúc, Chanh không hạt Hậu Giang, Quýt Đường Long Trị, Xoài Cát Hòa Lộc…
Hậu Giang: Một số mô hình cây ăn trái hiệu quả

Hậu Giang: Một số mô hình cây ăn trái hiệu quả

Trong những năm gần đây, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đã đem lại hiệu quả cao, nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống của nông dân.        

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành nông nghiệp ở Hậu Giang xác định được những cây trồng chủ lực, có tiềm năng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao để đẩy mạnh đầu tư về khoa học kỹ thuật cũng như hỗ trợ người dân tìm đầu ra và liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định sản xuất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân. Những cây trồng của tỉnh mà sản phẩm đã được bao tiêu và có đầu ra ổn định như cây Chanh không hạt, Bưởi Năm Roi... Sản phẩm của những loại cây trồng này đã được xuất khẩu sang các nước như Hà Lan, Ấn Độ, Trung Đông… đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người dân. Sau đây là một số mô hình cây ăn trái hiệu quả.

  1. Mô hình trồng mãng cầu xiêm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm

Mãng cầu xiêm là cây ăn trái dễ trồng, người dân trồng bằng hạt chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành, Thị xã Ngã Bảy, trồng bằng ghép gốc bình bát tập trung ở huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp do tình hình biến đổi khí hậu nguy cơ xâm nhập mặn việc trồng bằng ghép gốc bình bát rất phù hợp.

  1. Mô hình sử dụng túi bao trái cho cây ăn trái hạn chế tác hại của sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, thích ứng với BĐKH

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình sử dụng túi bao trái để hạn chế tác hại của sâu bệnh và nâng cao chất lượng trái trên trái xoài, bưởi và mãng cầu. Địa bàn triển khai ở các huyện, thị xã và thành phố trên toàn tỉnh. Đối tượng sản xuất của mô hình là xoài, bưởi và mãng cầu. Hiện nay, thông qua những cuộc tham quan, hội thảo và toạ đàm bà con nông dân đã thấy hiệu quả của mô hình đã tự liên hệ với Trung tâm Khuyến nông để cung cấp các loại túi bao trái cho bà con nông dân.

Mô hình đã giảm được chi phí sử dụng thuốc BVTV, tăng tỷ lệ trái loại 1 >10%, giảm phun thuốc BVTV trên 4 lần.  Đây là mô hình khá hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng, thích hợp với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

  1. Mô hình canh tác rải vụ xoài cát Hòa Lộc và ứng dụng bao trái xoài

Mô hình nằm trong đề tài Quy trình canh tác rải vụ xoài cát Hòa Lộc do Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Phòng NN và PTNT huyện Châu Thành A thực hiện nhằm giảm áp lực trúng mùa được giá và tạo được sản phẩm an toàn.

Mô hình thực hiện tại ấp 3B, 2B, 3A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A với diện tích 24 ha, 54 nông dân. Đến nay, mô hình này đã lan tỏa cả huyện Châu Thành A.

Các tiến bộ kỹ thuật/quy trình đã áp dụng trong mô hình: Tỉa cành; Bón phân; Kích thích ra đọt và dưỡng đọt; Kích thích ra hoa và dưỡng hoa; Nuôi trái và kỹ thuật bao trái.

  1. Mô hình trồng chanh không hạt theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm

Vào những năm 2000, cây chanh không hạt bắt đầu xuất hiện trên địa bàn huyện Châu Thành, cây chanh không hạt dễ trồng rất thích nghi điều kiện đất đai của địa phương. Tuy nhiên, bước đầu đầu ra chưa ổn định, diện tích chưa được nhiều, nhưng đến năm 2012 cho đến nay từ khi được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP tại xã Đông Thạnh thì diện tích tăng gần 1.000 ha. Cây chanh không hạt đã được HTX và Công ty Hà Lan thu mua xuất khẩu qua các nước Châu Âu.

  1. Mô hình Cải tạo vườn kém hiệu quả trồng bưởi da xanh

Mô hình cải tạo vườn kém hiệu quả trồng Bưởi da xanh là một trong những mô hình tiêu biểu của huyện Long Mỹ. Huyện Long Mỹ xác định cây bưởi da xanh là cây trồng chủ lực để nhân rộng giúp người dân nâng cao mức thu nhập.

Từ khi mới bắt đầu có mô hình, năm 2009 có 22 hộ/35 ha trồng bưởi tự phát tập trung chủ yếu ở xã Thuận Hưng và Vĩnh Viễn.

Quy mô hiện nay sau khi được phổ biến, nhân rộng với 301,68 ha/405 hộ, địa bàn được mở rộng: Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Vĩnh Thuận Đông, Xà Phiên, Thuận Hòa, Vĩnh Viễn A.

Các tiến bộ kỹ thuật/quy trình đã áp dụng trong mô hình: Sử dụng bao trái hạn chế ruồi đục trái, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; sử dụng phân hữu cơ vi sinh tăng hệ vi sinh vật trong đất, giúp cây phát triển tốt hạn chế hiện tượng thoái hóa đất.

  1. Mô hình hệ thống tưới trên cây ăn trái

Tình hình diễn biến khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt và phức tạp, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Để tiết kiệm được nguồn nước ngọt tưới cho cây trồng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt bởi khí hậu hiện nay. Năm 2016 và 2017, Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình hệ thống tưới trên cây ăn trái, rau màu. Địa bàn triển khai ở các huyện, thị xã và thành phố trên toàn tỉnh. Đối tượng sản xuất của mô hình là hệ thống tưới phun ống mềm.

Sau khi được phổ biến, nhân rộng hiện nay người nông dân đã từng bước áp dụng rộng rãi trên toàn tỉnh.

Mô hình đã giảm được chi phí nhân công lao động cho khâu tưới nước tăng hiệu quả sử dụng nước >70%. Đây là mô hình khá hiệu quả, mang tính bền vững cao, thích hợp với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Theo T.Hiền/https://www.mard.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hậu giang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 24702

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170575

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73217546