23:19 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hậu Giang: Nâng cao ý thức xử lý chất thải chăn nuôi

Thứ sáu - 31/08/2018 04:49
Chăn nuôi hộ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, chăn nuôi cũng đem lại những tác động tiêu cực đến môi trường nếu không có giải pháp xử lý kịp thời. Nhận thức được những tác hại trên, những năm gần đây, nhiều hộ đã quan tâm, đầu tư chuồng trại chăn nuôi đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường.

Đệm lót sinh học vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi.
Đệm lót sinh học vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi.

  

Theo thống kê của thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), hiện trên địa bàn có 646 hộ chăn nuôi heo, 3.708 hộ chăn nuôi gia cầm. Do số lượng chăn nuôi khá lớn nên lượng chất thải phát sinh cũng tỷ lệ thuận với việc mở rộng quy mô chăn nuôi. Bởi vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại hộ chăn nuôi đang là vấn đề cần được quan tâm... Mặc dù yếu tố hiệu quả kinh tế vẫn được các hộ dân đặt lên hàng đầu nhưng nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã quan tâm xây dựng hệ thống xử lý chất thải, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tính đến nay, đã có hơn 130 hộ có đầu tư hệ thống xử lý bằng biogas và 10 hộ đầu tư đệm lót sinh học. 

Gia đình của ông Lưu Minh Trường, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Hồi trước do nuôi số lượng ít nên phân heo cứ thế mà thải ra môi trường. Tuy nhiên, điều này thường gây phiền hà cho hộ dân lân cận. Chính vì thế, những năm trở lại đây, gia đình đã xây dựng túi biogas nhằm xử lý được phân và nước thải của chuồng nuôi. Tuy nhiên, do tuổi thọ của túi không cao, gia đình mới quyết định đầu tư 11 triệu đồng để xây dựng hầm biogas để sử dụng lâu dài. Giờ đây, với dung tích 10m3, gia đình sử dụng chứa chất thải của chuồng nuôi 50 con heo. Với quy mô như thế, không những xử lý được chất thải của chuồng mà hầu như gia đình không cần sử dụng đến gas bình mua ở ngoài chợ”. 

Còn hộ chị Dương Thúy An, ở ấp Tân Thành, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, từ khi xây dựng chuồng nuôi gà, chị An cũng đã quyết định nuôi bằng đệm lót sinh học để đảm bảo môi trường. Chị An chia sẻ: “Do đất nhà không nhiều nên ban đầu tôi suy nghĩ đến việc nuôi thêm gà để cải thiện kinh tế gia đình. Tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhờ sự hướng dẫn của địa phương, tôi quyết định nuôi gà bằng đệm lót sinh học. Lứa đầu với 100 con gà, sau khi trừ chi phí tôi cũng lời được 2 triệu đồng”. 

Với kết quả đạt được, chị An tiếp tục lứa gà tiếp theo bằng đệm lót sinh học. Theo chị An, nuôi bằng đệm lót có lợi rất nhiều so với nuôi truyền thống. Chỉ cần đầu tư một lần đến khi gà xuất chuồng. Thêm vào đó, lại không cần tốn công quét dọn lại không phát sinh mùi hôi so với nuôi truyền thống. 

Theo thống kê của huyện Phụng Hiệp, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay đã có 138 hộ chăn nuôi heo trên địa bàn để xây hầm biogas để xử lý chất thải và tạo chất đốt cho sinh hoạt gia đình, 155 hộ chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học và gần 10.000 hộ chăn nuôi dùng các biện pháp như ủ compost hoặc ủ lạnh,… để xử lý ô nhiễm môi trường. 

Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hiện nay, ý thức và trách nhiệm của các hộ chăn nuôi trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường trong chăn nuôi đã được nâng lên đáng kể. Đối với các hộ chăn nuôi heo có quy mô từ 30 con trở lên, hầu hết các hộ dân đều áp dụng các công trình xử lý chất thải bằng hầm biogas, kết hợp với biện pháp ủ phân khi khối lượng chất thải lớn để nâng cao hiệu suất xử lý chất thải, nước thải. Đặc biệt, thời gian gần đây, phong trào sử dụng đệm lót sinh học áp dụng theo các quy mô khác nhau trong việc chăn nuôi gà được thực hiện ở nhiều địa phương. Biện pháp này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải vật nuôi gây ra mà còn cho giá trị cao về hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ chăn nuôi có nhu cầu đầu tư các công trình xử lý chất thải, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường. 

 

Thanh Thủy

Nguồn: Báo Hậu Giang


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 590

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 589


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1478874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74525845