03:45 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả chăn nuôi gà an toàn trên đệm lót sinh học ở Phú Yên

Thứ tư - 18/10/2017 20:50
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2030, tỉnh Phú Yên đã xây dựng 9 mô hình chăn nuôi gà an toàn trên đệm lót sinh học balasa theo quy mô hộ gia đình với mỗi mô hình nuôi từ 400 đến 3.600 con.
Các mô hình này do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt.

Trang trại chăn nuôi gà của ông Lê Trung Đức trên đệm lót sinh học.
Ảnh: nongnghiep.vn

Ông Nguyễn Giang Phúc ở xã An Chấn, huyện Tuy An là một trong những hộ đầu tiên ở Phú Yên chăn nuôi gà theo phương pháp trên. Ông sử dụng 4.000m2 đất vườn xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên ông Phúc nuôi 1.000 con do Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư (tỉnh Bình Định) cung cấp. Sau 3 tháng thì xuất chuồng với trọng lượng gà trống đạt 2 kg/con và gà mái đạt 1,7 kg/con. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, ông Phúc thu lãi gần 25 triệu đồng.

Ông Phúc cho biết, mỗi năm gia đình ông nuôi 3 lứa với 4.000 con gà và tỷ lệ sống đạt 95% trở lên. Trước khi thả con giống vào chuồng, ông làm đệm lót bằng cách rải trấu lên toàn bộ diện tích mặt chuồng khoảng 10 ngày; sau đó ủ men balasa với bột bắp theo tỷ lệ 1:2 và rải trên mặt đệm.

Theo ông Phúc, quá trình làm đệm lót rất đơn giản, rẻ tiền. Để bảo dưỡng đệm lót hoạt động tốt chỉ cần xới đảo cho đệm lót tơi xốp. Đệm lót không bị ướt ẩm thì chỉ cần thay mới sau khi xuất gà. Trong suốt quá trình nuôi không phải vào chuồng quét dọn phân, thay chất độn như trước đây, mùi hôi không còn.

Quy trình nuôi gà an toàn sinh học trên đệm lót balasa không gây ô nhiễm môi trường, gà kháng bệnh, tăng năng suất đàn, giảm nhân công vệ sinh chuồng trại.

Gần đây nhất, tại Thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa có 5 hộ tham gia mô hình này với tổng số 2.740 con gà. Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 30% chi phí thức ăn; được tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trực tiếp tham gia làm đệm lót sinh học.

Cán bộ của Trung tâm thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót sinh học. Trung tâm cũng hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ một số bệnh thường gặp ở đàn gà để các hộ kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra...

Kết quả sau 3 tháng nuôi, mô hình đem lại hiệu quả với tỷ lệ sống đạt 97%; trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 1,9 kg/con và lãi toàn bộ mô hình hơn 104 triệu đồng.

Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1,95 triệu con gà, chiếm 52,7% trên tổng đàn gia cầm, trong đó gà thịt chiếm 81,6 % và gà đẻ trứng chiếm 19,4%. Sản lượng thịt gà năm nay ước đạt 1.823 tấn tăng 7,4% so năm 2016 và sản lượng trứng đạt khoảng 96 triệu quả.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên cho biết, chăn nuôi gà theo nông hộ thường đối mặt với một số bệnh nguy hiểm và ô nhiễm môi trường. Do đó, áp dụng chăn nuôi gà theo an toàn sinh học sẽ giải quyết được hai yếu tố trên.

Theo ông Nguyễn Hữu Bách, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, các mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học có sử dụng đệm lót phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để phát triển tỉnh Phú Yên phải chú trọng triển khai tốt chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 09/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh cũng tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tập huấn cho nông dân về quy trình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học. Bên cạnh đó, tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp, chăn nuôi gà công nghệ cao. Đồng thời, có sự liên kết và hợp tác tốt trong tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong và ngoài nước.
Theo Thế Lập /Báo Ảnh Dân Tộc và Miền Núi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 42063

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 414890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73461861