00:01 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả kết hợp nuôi cua thương phẩm

Thứ tư - 23/03/2016 22:31
Mô hình nuôi cua thương phẩm của anh Trần Tiết Cường (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) nhiều năm nay đem lại hiệu quả cao, cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm.

Thành công từ đam mê

Trần Tiết Cường tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản hệ chính quy. Ngay sau đó, anh đã có ý định mở trại sản xuất cua giống tại quê mình, cung ứng giống tại chỗ cho người nuôi. Anh nhận định: Trong hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thì cua là đối tượng được nhiều người chọn nuôi kết hợp với tôm, vì hiệu quả của đối tượng này là khá bền vững. Tuy nhiên, so với trước đây cua giống chủ yếu dựa vào giống tự nhiên thì hiện nay lại rất hạn chế, từ đó nhu cầu đối tượng này cũng tăng lên.

Xuất phát từ thực tế đó, đầu năm 2009 Trần Tiết Cường mở trại sản xuất giống tại ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu và áp dụng quy trình sản xuất an toàn sinh học để tạo ra cua giống đạt chất lượng cung ứng ra thị trường. Cua giống tại trại được bán với giá 800 - 1.000 đồng/con, chất lượng khá đồng đều, góp phần tăng tỷ lệ thành công cho nông dân nuôi tôm, cua kết hợp.

Theo Trần Tiết Cường, để tăng hiệu quả kinh tế, thông thường phải nuôi kết hợp 2 - 3 đối tượng trên cùng đơn vị diện tích, nhằm chủ động đầu ra sản phẩm. Đặc biệt, vài năm trở lại đây dịch bệnh trên tôm xảy ra liên tục, làm giảm hiệu quả kinh tế của mô hình; chính vì thế, nhiều người đã chú trọng và quan tâm nuôi cua. Ông Nguyễn Văn Nữa (cùng ấp), chủ một trong những hộ chọn cua giống từ trại Trần Tiết Cường về thả nuôi, nói: "So với các trại khác, cua giống tại trại anh Cường đảm bảo chất lượng, đồng đều, khỏe mạnh, giá bán phải chăng. Với diện tích 3 ha nuôi quảng canh cải tiến theo hình thức tôm cua kết hợp, mỗi vụ ông Nữa thả 50.000 con, chia thành 4 đợt, mỗi năm lợi nhuận từ bán cua thương phẩm 50 - 60 triệu đồng".

hiệu quả nuôi cua thương phẩm

Trại cua của anh Trần Tiết Cường - Ảnh: Trần Thiện

Trần Tiết Cường cho biết: Để cải thiện chất lượng cua giống, quy trình sản xuất cua giống đòi hỏi bài bản tất cả các các khâu. Đặc biệt, cua bố mẹ được chọn phải đảm bảo chất lượng thì cua giống sản xuất ra mới đồng đều, khỏe mạnh và tỷ lệ sống cao khi đem ra nuôi thương phẩm.

Theo kinh nghiệm, Trần Tiết Cường chọn cua giống được đánh bắt ngoài biển khơi, khỏe mạnh, không bị xây xát và còn nguyên phụ bộ; giá cua bố mẹ 5 - 7 triệu đồng/cặp. Trong quá trình sản xuất cần phải chú trọng đầu tư, thay mới những trang thiết bị cũ, không đảm bảo trong vận hành quy trình sản xuất và cần quan tâm nguồn thức ăn cho cua giống phát triển ổn định qua các giai đoạn từ zoea đến megalopa thành cua giống. Mỗi năm trại này cung ứng 150.000 - 200.000 con cua giống, thu lợi nhuận 100 - 120 triệu đồng/năm.

 

Chú trọng kỹ thuật

Đến năm 2013, Trần Tiết Cường đã đầu tư, cải tạo 2 ha để nuôi tôm, cua với hình thức quảng canh cải tiến kết hợp. Sau khi cải tạo ao nuôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, anh thả tôm giống với mật độ 5 - 7 con/m2 và sau 1,5 tháng thì thả cua giống với mật độ 1 - 1,5 con/m2 (trung bình thả 2 đối tượng này  3 - 4 đợt/năm). Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, nếu thả tôm, cua giống theo hình thức này sẽ tránh được hiện tượng chúng ăn lẫn nhau.

Cũng theo kinh nghiệm nhiều năm, anh Cường cho biết, yếu tố tạo nên thành công vụ nuôi là khâu cải tạo đầu vụ, gia cố bờ bao thật chắc để đảm bảo cho ao nuôi có mực nước tối thiểu, đối với mương bao 1 - 1,2 m và trên trảng 0,6 - 0,8 m. Ngoài ra, người dân nên bố trí thực vật thủy sinh chiếm 30% diện tích vuông nuôi, có thể bố trí gièo tôm, cua để kiểm soát tỷ lệ sống tốt hơn. Trong thời gian gièo nên cho ăn, bổ sung dinh dưỡng, giúp tôm, cua sinh trưởng và phát triển tốt, cải thiện năng suất ở cuối vụ. Năm 2015, anh Cường thu hoạch cả vụ nuôi được 420 kg tôm thương phẩm và 170 kg cua thương phẩm, thu lợi nhuận hơn 80 triệu đồng/năm.

Là địa phương có nhiều lợi thế phát triển thủy sản của Bạc Liêu, nhiều năm qua, các ngành chức năng của huyện Hòa Bình phối hợp cơ quan chuyên môn tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, như: tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, quan tâm nạo vét kênh cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ điều kiện sản xuất; từ đó, tăng hiệu quả trong sản xuất của người dân.

>> Huyện Hòa Bình có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 15.834 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi tôm quảng canh cải tiến hơn 7.985 ha. Hiệu quả mô hình rất khả quan; đầu tư 20 - 30 triệu đồng/ha/vụ, năng suất tôm thương phẩm 200 - 350 kg/ha/năm, cua thương phẩm 200 - 250 kg/ha/năm; lợi nhuận 40 - 60 triệu đồng/ha/vụ.

Trần Thiện

Nguồn: Thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338


Hôm nayHôm nay : 39051

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71238534