19:52 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả nuôi lươn thương phẩm ở An Giang

Thứ hai - 31/03/2014 04:25
Lươn đồng (Monopterus albus) đang được nuôi khá phổ biến ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đặc biệt, người dân trong tỉnh đã triển khai thành công mô hình nuôi lươn bể xi măng, tạo lợi nhuận cao.

Triển khai trên diện rộng

Lươn là loài thủy sản thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nên nguồn lươn từ tự nhiên bị suy giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng, phong trào nuôi lươn phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước với các hình thức khác nhau. Người nuôi tại nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi và áp dụng những phương thức mới, mang lại hiệu quả và giá trị cao; trong đó có phương pháp nuôi lươn trong bể xi măng hay bể lót bạt nylon.

Theo kết quả điều tra của Chi cục Thống kê thị xã Tân Châu, toàn thị xã có 1.151 hộ nuôi lươn với tổng diện tích 56.583 m2, có thể cung cấp ra thị trường khoảng trên 200 tấn lươn thương phẩm. Nhiều hộ dân trong vùng đã áp dụng và triển khai mô hình nuôi lươn trong bể xi măng hay bể lót bạt nylon. Đây là mô hình rất dễ thực hiện, nhất là các hộ dân nghèo không có đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, người dân tận dụng các khoảng đất trống xung quanh nhà hoặc ở dưới sàn nhà để thiết kế bể nuôi và tận dụng thời gian nông nhàn để chăm sóc. Qua khảo sát cho thấy, năng suất thu hoạch trung bình của các hộ nuôi là 6,01 kg/m2. Hộ năng suất thu hoạch thấp nhất cũng là 1,6 kg/m2 và hộ có năng suất thu hoạch cao nhất lên tới 12,5 kg/m2.

Nuôi lươn trong bể lót bạt nylon dễ thực hiện, cho hiệu quả cao - Ảnh: Trang Trường Nhẫn

Về hiệu quả kinh tế, có 97,15% hộ nuôi lươn đều thu được lợi nhuận sau khi thu hoạch. Hộ có lợi nhuận thấp nhất: 4 triệu đồng/hộ/năm. Hộ có lợi nhuận cao nhất 48 triệu đồng/hộ/năm. Nếu tính mức lợi nhuận trung bình trên một diện tích nuôi thì các hộ nuôi có mức lợi nhuận trung bình 313.600 đồng/m2. Hộ có lợi nhuận cao nhất là 625.000 đồng/m2 và thấp nhất là 87.500 đồng/m2.

Ngoài ra, theo tính toán thống kê, chi phí lưu động trên diện tích bể nuôi của các hộ nuôi trung bình 407.500 đồng/m2 và chi phí lưu động để nuôi được 1 kg lươn thương phẩm 68.600 đồng/kg. Như vậy, theo các số liệu điều tra về năng suất và chi phí thì với giá bán lươn thịt dao động 108.000 - 124.000 đồng/kg, các hộ nuôi lươn có thể có lợi nhuận 39.400 - 55.400 đồng/kg lươn thương phẩm.

 

Cần đầu tư hơn 

Qua các số liệu trên có thể thấy đây là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, đồng thời, có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống hộ gia đình ở nông thôn.

Tuy nhiên, mô hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Con giống còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên, giá lươn giống tăng do nhu cầu tăng nhưng nguồn cung ngoài tự nhiên có chiều hướng khan hiếm, tỷ lệ hao hụt cao trong thời gian đầu thả giống và việc tiêu thụ cũng như giá cả đầu ra còn thiếu ổn định vì hiện nay tất cả các hộ nuôi đều bán lươn thương phẩm cho thương lái và giá bán lươn thịt ở năm 2013 thấp hơn so năm 2012, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là giá thức ăn lại gia tăng.

Vì thế, để mô hình này tiếp tục phát triển trong thời gian tới thì cần có những nghiên cứu tìm ra giải pháp kỹ thuật để chủ động tạo nguồn giống lươn nhân tạo, vì nếu tiếp tục khai thác nguồn giống tự nhiên sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn cung.

Ngoài ra, cần có sự liên kết chuỗi giá trị từ: Cơ sở cung cấp lươn giống nhân tạo, cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y đến người nuôi và đến cơ sở thu mua lươn thương phẩm để duy trì và phát triển một mô hình nuôi thủy sản đang có hiệu quả nhằm góp phần đa dạng hóa các giống loài nuôi thủy sản và cũng nhằm thực hiện thắng lợi Tiêu chí 11 về tăng thu nhập bình quân đầu người/năm của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

>>Theo Đông y, thịt lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trị suy dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe... Riêng lươn đồng được thị trường tiêu thụ mạnh nhất nên thường khan hiếm nguồn hàng.

Trang Trường Nhẫn 
Nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72753335