12:55 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả sản xuất rau màu trong nhà lưới ở An Phú

Thứ bảy - 18/07/2015 11:31
Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã mở ra hướng đi bền vững hơn cho việc sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao, giải phóng sức lao động và nâng cao giá trị nông sản.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp đã thúc đẩy nông thôn ở huyện An Phú khởi sắc, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới tại xã Phú Hữu, Khánh An và thị trấn An Phú là điển hình trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú. Rau màu, dưa lê, cà chua… trồng trong nhà lưới phát triển tốt, cho năng suất cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mà lợi nhuận mỗi năm hơn 100 triệu đồng/1.000m2, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cầm quả dưa lê vàng ươm, chín mọng, nông dân Lê Văn Trung (ấp Phú Thành, xã Phú Hữu) phấn khởi cho biết: Trồng dưa lê, cải xanh, cà chua… trong nhà lưới rất ít tốn công chăm sóc cũng như ít sử dụng thuốc, phân bón. Hiệu quả mô hình này là ngăn chặn sự gây hại của côn trùng và ảnh hưởng do thời tiết nhưng nông sản đạt năng suất cao gần 10 lần so với canh tác truyền thống.

ANH-T4.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu tham quan mô hình trồng dưa lê trong nhà lưới ở An Phú
 

Nông dân huyện đầu nguồn An Phú đang tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Áp dụng biện pháp sinh học trong sản xuất lúa, nhiều nông dân đã không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy vào đồng ruộng. Hiệu quả của mô hình này mang lại là sản xuất nông sản sạch, giảm chi phí, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, đặc biệt là lợi nhuận cao hơn sản xuất bình thường từ 1,5 – 2 triệu đồng/vụ/héc-ta. Huyện An Phú còn xây dựng nhiều mô hình hiệu quả cao, như: Vườn ươm cây rau giống theo hướng công nghệ cao, đầu tư 2 nhà lưới sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao ở xã Phú Hữu (diện tích 1.056m2, tổng vốn gần 400 triệu đồng, do doanh nghiệp đầu tư) và ở xã Khánh An (kinh phí 120 triệu đồng, do Sở Khoa học-Công nghệ hỗ trợ)…

Thăm mô hình nhà lưới tại thị trấn An Phú mới cảm nhận hết hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở An Phú. Vừa thu hoạch đợt 1, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao An Phú (doanh nghiệp đầu tư) thu hoạch dưa lưới giống Bảo Khuê, năng suất đạt 3,5 tấn/1.000m2/vụ, được Công ty Vuông Tròn (TP. Hồ Chí Minh) bao tiêu giá 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, công ty còn lãi 50 triệu đồng/1.000m2/vụ. Hiện nay, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao An Phú đang xuống giống dưa lưới được 20 ngày tuổi, đang phát triển tốt. Mô hình nhà màng ở xã Khánh An do Sở Khoa học- Công nghệ An Giang hỗ trợ đầu tư xây dựng 950m2 được bố trí trồng cây giống (đã xong vụ), trồng ớt xen với cải bắp dún mang lại hiệu quả 4 triệu đồng/vụ. Mô hình nhà lưới xã Khánh An (5 nhà) 14.000 m2 do nông dân tự đầu tư trồng dưa leo, khổ qua, ớt, cải dún, cải bắp mang lại hiệu quả từ 2- 7 triệu đồng/1.000m2.

Qua 3 năm triển khai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở huyện An Phú đã mang lại những kết quả phấn khởi, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Cùng với đó, hạ tầng phục vụ sản xuất được củng cố, toàn huyện có trên 200km kênh mương, 34km đường cộ, 87 cống, 143 trạm bơm tưới- tiêu… đáp ứng nhu cầu sản xuất. An Phú quy hoạch đến năm 2015 có 1.560 héc-ta và đến năm 2020 có 1.870 héc-ta sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Địa phương đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu nhằm làm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản. Đặc biệt, tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất gắn với nhu cầu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm… đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.
 

Theo baoangiang.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 36

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 35


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064563