14:56 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hòa An chung sức làm đường nông thôn

Thứ năm - 09/11/2017 07:29
Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phong trào làm đường nông thôn của huyện Hòa An đang có sức lan tỏa mạnh mẽ. Những con đường "ý Đảng - lòng dân" đã và đang khẩn trương hoàn thành góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Đường nông thôn xã Bình Long được bê tông hóa. Ảnh: Thanh Thúy
Đi trên con đường bê tông phẳng lì, sạch sẽ vào xóm Thái Cường, xã Bình Long ít ai biết rằng những năm trước việc đi lại, sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi, trẻ con đi học cũng không dễ dàng, các mặt hàng nông sản luôn bị tiểu thương ép giá. 
Được Nhà nước hỗ trợ xi măng làm đường nông thôn, các hộ dân trong xóm rất phấn khởi. Ban chi ủy, Ban công tác Mặt trận xóm tổ chức họp dân để tuyên truyền về chủ trương bê tông hóa đường nông thôn và huy động mức đóng góp, chọn hình thức thi công. Qua họp bàn, nhân dân thống nhất đóng góp mỗi hộ 1 triệu đồng, người dân sống ở khu vực có tuyến đường đi qua hiến đất để giải phóng mặt bằng làm nền đường. Năm 2012, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân xóm đóng góp trên 70 triệu đồng và 1.200 công lao động bê tông hóa tuyến đường chính vào xóm với chiều dài 600 m, rộng 3,5 m. Đến cuối năm 2014, xóm tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ 80 tấn xi măng, xóm đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 1.600 m2 đất, đóng góp trên 100 triệu đồng mua cát, sỏi và trên 1.150 ngày công lao động làm con đường tránh lũ đi qua giữa xóm với chiều dài trên 700 m, rộng từ 3 - 3,5 m theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nắm bắt tâm tư của người dân, chính quyền địa phương mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự giám sát và chịu trách nhiệm để người dân thực hiện. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các tuyến đường được làm đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. 
Anh Hoàng Đức Giang chia sẻ: Con đường đất qua nhà tôi trước đây nhỏ hẹp,  khi trời mưa vừa trơn vừa lầy lội rất khó đi. Nay Nhà nước hỗ trợ cho xóm làm đường bê tông, bà con phấn khởi, ai cũng tự nguyện góp tiền, góp công. Gia đình tôi hiến 75 m2 đất vườn để mở rộng con đường tránh lũ. Tôi rất vui vì đường to đẹp thì con cháu trong nhà cũng như bà con đi lại dễ dàng, người dân trong xóm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, trồng rau màu, thu nhập bình quân tăng lên 20 triệu đồng/người/năm.
Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông sạnh sẽ và thông thoáng, trưởng xóm Sầm Sơn nói, đây là con đường của “ý Đảng - lòng dân”. Bởi vì, từ khi có chủ trương mở đường, người dân đồng tình ủng hộ, nhiều hộ tự nguyện hiến đất ruộng, vườn. Từ nhiều nguồn hỗ trợ, đến nay các tuyến đường trong xóm cơ bản được bê tông tạo điều kiện cho bà con đi lại thuận lợi, diện mạo của xóm cũng khang trang hơn, bà con yên tâm sản xuất, nông sản làm ra không lo bị ép giá. Đặc biệt là các học sinh đi học rất dễ dàng. 
Về Nam Tuấn, xã điểm xây dựng nông thôn mới, đi trên những con đường bê tông rộng, dài bao quanh những xóm làng trù phú, chúng tôi mới cảm nhận được những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Nam Tuấn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2011, sau khi được chọn là xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngoài sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện, xã đã huy động tối đa các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn và tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện, nhân dân hưởng lợi, khơi dậy và phát huy được tính chủ thể của nhân dân”. Từ năm 2011 đến nay, xã được hỗ trợ trên 4 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách huyện, nhân dân đóng góp hơn 2 tỷ đồng và trên 40.000 ngày công lao động. Đến nay, xã bê tông hóa được hơn 24 km đường vào các xóm. 
Đồng chí Lê Bình Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Tuấn chia sẻ: Ban đầu người dân chưa nhận thức chương trình này, còn e dè nhưng khi triển khai ở một số xóm, người dân thấy đem lại lợi ích rất thiết thực tạo điều kiện đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, con em đi học thuận tiện. Từ đó nhận thức người dân được nâng lên.
Với vai trò là chủ đầu tư, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa đường nông thôn theo đúng kế hoạch. Quá trình thực hiện đảm bảo nguyên tắc “tự nguyện, tự quản, công khai, minh bạch” nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hiệu quả của chương trình này chính là nhờ vai trò giám sát cộng đồng trong khu dân cư nên việc tổ chức thi công đường nông thôn đảm bảo tiến độ về thời gian và kỹ thuật theo quy định. Đi đôi với việc tổ chức thi công thì việc tiến hành nghiệm thu vật tư, nghiệm thu kỹ thuật, hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình cũng được thực hiện nghiêm túc. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công, các xã, thị trấn cũng tập trung hoàn thiện lề, rãnh, bảo vệ các tuyến đường mới thi công, không cho xe cơ giới có trọng tải lớn lưu thông để đảm bảo an toàn giao thông và tăng thời gian sử dụng các tuyến đường. Từ đầu năm đến nay, huyện đã bê tông hóa, cải tạo nâng cấp được hơn 37 km đường nông thôn tại xã, thị trấn với tổng mức đầu tư hơn 27 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 24,6 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp hơn 2,7 tỷ đồng, hơn 13.500 ngày công, hiến hơn 3.000 m2 đất. Mặt trận Tổ quốc huyện phát động cuộc vân động chung sức xây dựng nông thôn mới, huy động được hơn 308 triệu đồng.
Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hòa An Đàm Thanh Hưởng khẳng định: Điểm mới của việc triển khai phát triển giao thông nông thôn là giao cho các xã, thị trấn làm chủ đầu tư. Để tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xuống giúp các địa phương tổ chức hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng; tư vấn kỹ thuật, trực tiếp họp xóm cùng nhân dân kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh từ khâu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn thi công, hoàn thành thủ tục theo đúng trình tự để công trình đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Ngọc Dung/Báo Cao Bằng.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1146092

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71373407