Tổng sản lượng lúa thu hoạch trong năm 2017 trên địa bàn huyện Hòa Bình là hơn 185.000 tấn |
Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, huyện xác định sản xuất nông nghiệp luôn là ngành kinh tế trọng điểm của người dân với đặc điểm địa hình nên quy hoạch vùng sản xuất theo hướng bền vững cũng được Đảng Bộ, chính quyền địa huyện quan và cùng các địa phương quan tâm thực hiện bằng hình thức xây dựng những ô đê bao khép kín để dữ trữ nguồn nước cho từng vùng sản xuất lúa và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
Trong năm 2017, Diện tích canh tác lúa trên địa bàn huyện Hòa Bình được duy trì theo như kế hoạch đề ra là gần 11.500 ha, tùy vào điều kiện thời tiết nên diện tích canh tác lúa cũng có sự thay đổi diện tích ở mỗi mùa vụ. Tuy nhiên năng suất trung bình vẫn đạt từ 5 – 6 tấn/ha mỗi vụ.
Tổng sản lượng lúa thu hoạch trong năm qua trên địa bàn huyện là hơn 185.000 tấn, đạt hơn 100% so với chỉ tiêu đề ra và luôn được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm làm ra giúp cho bà con nhân dân an tâm hơn trong việc canh tác sản xuất lúa.
Về lĩnh vực chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển về chất lượng và số lượng, các hô nuôi luôn được các cán bộ kĩ thuật tuyên truyền hướng dẫn quy trình nuôi theo cách đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, tránh sử dụng thuốc kháng sinh hay chất tăng trọng chăn nuôi.
Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình |
Bên cạnh trồng chọt và chăn nuôi thì nuôi trồng thì đánh bắt thủy hải sản của bà con nhân dân ở vùng nam quốc lộ 1A cũng có bước phát triển khá, với lợi thế tiếp giáp biển nên có nguồn con giống thủy hải sản khá dồi giàu nên việc nuôi trồng thủy sản tại vùng Nam quốc lộ 1A trên địa bàn huyện luôn cho thu về lợi nhuận rất cao góp phần làm tốt công tác giảm nghèo mà còn góp phần vươn lên làm giàu chính đáng từ đất nuôi trồng thủy sản của mình với đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, tôm sú… được nuôi theo các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh theo chuẩn giá trị 2 giai đoạn cho thu hoạch trên hàng chục tấn trên ha…ông Thới cho biết them.
Ngoài ra, còn còn có các mô hình nuôi tôm sinh thái theo hình thức quảng canh cải tiến kết hợp hoặc tôm - rừng. Trong Năm 2017, toàn huyện có có diện tích nuôi trồng thủy sản là 16.005ha trong đó diện tích nuôi tôm là hơn 14.000 ha còn lại là nuôi các loài thủy sản khác, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản thực hiện cả năm là hơn 50 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm đạt gần 30 ngàn tấn còn lại là cá và các loài thủy hải sản khác.
Ông Mã Thanh Phương, Trưởng phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) huyện Hòa Bình cho biết, để đạt được những kết quả theo kế hoạch đề ra, thì phòng nông nghiệp đã thực hiện phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn thường xuyên mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật tiên tiến để hộ nông dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao nâng xuất và thu nhập cho người dân.
Đồng thời, Phòng NN và PTNT huyện cũng kịp thời tham tham mưu đề xuất UBND huyện hỗ trợ khó khăn cho bà con nông dân khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện gây thiệt hại hay ảnh hưởng đến nông sản bà con nông dân làm ra. Ông Phương cho biết thêm.
Năm 2017, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, thì tình hình sản xuất lúa vẫn còn gặp một số khó khăn như bị ảnh hưởng của các cơn bão, mưa lớn kéo dài kết hợp với gió mạnh làm cho lúa bị dịch bệnh và sập gây ảnh hưởng đến năng suất lúa, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng còn tồn tại nhiều khó khăn. Đó là hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra diện rộng; quản lý về chất lượng tôm giống, thuốc thú y thủy sản chưa chặt chẽ; giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá đầu ra lại thấp. Đồng thời nắng nóng kéo dài, độ mặn ao nuôi tăng cao làm thiệt hại một số diện tích tôm nuôi.
Cùng với đó, một số chính sách hỗ trợ người nuôi tôm chưa phát huy hiệu quả và phần lớn nông dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. hạ tầng phục vụ cho vùng quy hoạch nuôi tôm sạch chưa được triển khai do còn thiếu kinh phí.
Trong năm 2018, Phòng NN và PTNT huyện Hòa Bình sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ Đầu tư xây dựng thủy lợi - Thủy nông nội đồng theo phân cấp; Đầu tư hệ thống lưới điện cho các vùng nuôi tôm Thâm canh - Bán thâm canh, để đáp ứng nhu cầu bức xúc của bà con nuôi tôm; Đầu tư nạo vét các tuyến kênh phía Nam Quốc Lộ 1A của huyện hiện nay nhiều tuyến kênh đã bị bồi lắng.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cũng là một trong những thế mạnh để phát triển kinh kế - xã hội của huyện Hòa Bình |
Phối hợp với các doanh nghiệp, các công ty hoặc các tập đoàn tiềm năng hỗ trợ kĩ thuật các hộ thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trên địa bàn huyện cũng như tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất; Tiếp tục tham mưu lên UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với phòng NN & PTNT và UBND các xã kiểm tra và xử lý các hành vi xả thải chất thải sau vụ nuôi tôm chưa xử lý ra môi trường.; Ban hành chính sách ưu đãi và bảo hộ cho công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm sản xuất với nông dân.Ưu tiên bố trí nguồn vốn thực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các xã, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình./.
Theo Trọng Linh/Báo Nông Nghiệp.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn