14:01 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hợp tác trồng trái cây an toàn

Thứ sáu - 12/05/2017 04:07
Với diện tích trên 100 héc-ta trồng cây ăn trái trên triền núi Dài, sản lượng hơn 10.000 tấn trái cây/năm, nông dân xã Lê Trì (Tri Tôn) đã hợp tác làm vườn theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra cơ hội đưa trái cây an toàn vùng Bảy Núi xâm nhập các kênh phân phối hiện đại.

Thu nhập ổn định

Theo Hội Nông dân xã Lê Trì, hiện toàn xã có trên 100 héc-ta vườn cây ăn trái như: Nhãn, cam, quýt, bưởi, xoài... với tổng sản lượng trên 10.000 tấn trái cây/năm. Cây ăn trái chủ yếu được trồng ở khu vực bến Bà Chi, bến Ô Vàng… trên triền núi Dài, vừa tạo việc làm cho người dân xứ núi, vừa khai thác nguồn lợi đất vùng cao. Trong đó, bến Bà Chi là khu vực phát triển khá mạnh các mô hình vườn đồi, vườn rừng, chủ yếu là trồng xoài, cây điều xen với cây công nghiệp ngắn ngày như: Cây họ đậu, củ sắn, khoai mì, bắp, mè… để “lấy ngắn nuôi dài”.

Anh Trần Chí Trung (ngụ ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) có hơn 3 héc-ta xoài tại khu vực bến Bà Chi. Vụ xoài vừa rồi, anh thu hoạch khoảng 10 tấn. Với giá bán tại chỗ cho thương lái từ 22.000 - 40.000 đồng/kg, gia đình anh có lãi khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trồng xoài khu vực triền núi cũng gặp một số khó khăn. “Diện tích xoài lớn đã được trồng 10 năm, xoài nhỏ cũng được 2 năm tuổi. Vào đầu mùa mưa, tôi phun thuốc để kích thích xoài ra bông nhiều, đậu trái to. Trồng xoài ở khu vực triền núi, lo lắng nhất là không có nước tưới, chủ yếu dựa vào nước mưa tự nhiên. Dù có đào giếng nhưng nước cũng không đủ tưới do mùa khô ở vùng núi thường kéo dài. Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hệ thống nước tưới cho bà con trồng vườn trên núi, để đạt hiệu quả cao hơn” - anh Trung đề xuất.

Bên cạnh nhu cầu về nước tưới, nông dân mong muốn được hướng dẫn thành thạo kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn sinh học, qua đó xây dựng thương hiệu trái cây vùng Bảy Núi. Từ yêu cầu này, Tổ hợp tác (THT) làm vườn bến Bà Chi đã được Hội Nông dân xã Lê Trì thành lập. THT có 34 thành viên, với diện tích canh tác trên 74 héc-ta vườn cây ăn trái. Hoạt động chính của THT là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cây ăn trái đất núi đạt năng suất, chất lượng cao, có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng thương hiệu trái cây an toàn. THT còn thực hiện các dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn thành viên trồng và chăm sóc cây ăn trái, cùng chia sẻ kinh nghiệm canh tác hiệu quả hơn.

Hỗ trợ làm ăn lâu dài

“Thấy bà con mạnh ai nấy làm, dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa”, tôi đề xuất thành lập THT, được chính quyền cũng như Hội Nông dân xã ủng hộ, giúp đỡ. Hàng tháng, các thành viên sẽ họp và chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ bà con làm đạt mà những người làm không đạt cũng nêu lên, để rút kinh nghiệm. Qua đó, giúp nông dân canh tác hiệu quả hơn, nâng cao sản lượng” - ông Bùi Văn Quí, Tổ trưởng THT làm vườn bến Bà Chi, nhấn mạnh.

 Không đơn thuần là liên kết, chia sẻ kinh nghiệm làm vườn, THT làm vườn bến Bà Chi còn giúp nhau tháo gỡ khó khăn bằng hình thức góp vốn. Mỗi tháng, vào ngày sinh hoạt định kỳ, các thành viên đều góp 30.000 đồng/người, lập quỹ tương trợ. Số tiền này đã giúp nhiều thành viên có tiền mua thêm cây giống, phân bón bổ sung cho vườn trong quá trình canh tác. Nhờ thu nhập ổn định từ vườn cây ăn trái nên nguồn quỹ được đóng góp ngày càng nhiều, giúp những hộ khó khăn có vốn mở rộng diện tích. “Để nâng cao chất lượng THT, tại các buổi họp mặt thường lệ hàng tháng, các kỹ thuật viên phụ trách nông nghiệp của huyện, tỉnh, cán bộ kỹ thuật các viện, trường… trực tiếp hướng dẫn bà con. Ngoài ra, còn có các nhà phân phối, đại lý thuốc bảo vệ thực vật cùng tham gia, tư vấn vật tư cho bà con lựa chọn với giá cạnh tranh. Khi tham gia THT, nông dân là người hưởng lợi nhất. Bà con được tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, nâng cao thu nhập từ vườn cây ăn trái của gia đình. THT góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, tạo điều kiện để nông dân vùng núi, biên giới vươn lên làm giàu” - anh Nguyễn Văn Hữu Phước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Trì, chia sẻ.

Hiện tại, THT làm vườn bến Bà Chi đang được định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến xây dựng thương hiệu chung cho cây xoài vùng Bảy Núi. Đây là hướng đi tất yếu, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73315424