16:01 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Hot boy” xứ Quảng kiếm trăm triệu từ nuôi giống thỏ lai

Thứ tư - 28/03/2018 04:59
Với quyết tâm làm giàu trên chính quê hương mình, “hot boy” xứ Quảng Phan Văn Cư (21 tuổi, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã mạnh dạn chọn hướng khởi nghiệp chăn nuôi thỏ, đem lại hiệu quả cao.

Khởi nghiệp từ nuôi thỏ

Về huyện Nông Sơn hỏi nhà anh Phan Văn Cư ở thôn Xuân Hòa 2, xã Phước Ninh, ai cũng biết, bởi Cư là người trẻ tuổi, hiền lành, kiên trì, chịu khó và làm kinh tế giỏi từ mô hình nuôi thỏ.

Để có loại giống thỏ tốt, Phan Văn Cư đã cho lai hai giống thỏ New Zealand và California (Mỹ), cho ra giống thỏ lai dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
Để có loại giống thỏ tốt, Phan Văn Cư đã cho lai hai giống thỏ New Zealand và California (Mỹ), cho ra giống thỏ lai dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.

Cư sinh ra trong gia đình thuần nông, tại huyện miền núi Nông Sơn, điều kiện còn rất nhiều khó khăn. Dù có học lực khá giỏi thời phổ thông, nhưng Cư không chọn con đường thi vào đại học, mà chọn hướng khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi thỏ.

Anh Cư cho biết: Tốt nghiệp phổ thông năm 2015 nhưng không thi đại học, tôi bắt đầu tìm hiểu qua sách báo, mạng internet rất kỹ về mô hình nuôi thỏ. Sau khi nắm vững kiến thức về quy trình nuôi, tôi quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi thỏ.

Để nuôi thỏ với số lượng lớn là chuyện không đơn giản. Vì thế, để thỏ luôn khỏe mạnh, yêu cầu chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Bệnh thường gặp ở thỏ là bệnh cầu trùng, loại bệnh này cách trị rất dễ, chỉ cần cân đối lượng thức ăn là thỏ sẽ hết bệnh ngay, nước cho thỏ uống phải là nước sạch. Thức ăn cho thỏ là cỏ và cám chuyên dụng, ngày cho ăn 1-2 lần. Anh Phan Văn Cư

Với số tiền vay mượn được hơn 50 triệu đồng, tôi đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Lứa đầu tiên thả nuôi 50 con giống, mỗi lứa 1 nái đẻ từ 8 – 10 con, trung bình một năm thỏ để 6 - 7 lứa. Năm đầu tiên chưa nhiều kinh nghiệm, nhưng cho lãi trên 75 triệu đồng. Thấy nuôi thỏ dễ, nhưng hiệu quả nên từ số tiền lãi thu được này, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại của mình. Đến nay, trại thỏ đã tăng lên trên 700 con. Ngoài việc cung cấp giống, thức ăn, anh Cư còn nhận thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con trên địa bàn.

Thu nhập 20 triệu đồng/tháng

Theo anh Cư, hiện nay mỗi kg thỏ thịt làm sẵn có giá 130.000 – 150.000 đồng/kg, thỏ hơi có giá 70.000 – 85.000 đồng/kg, mỗi ngày trại thỏ cung cấp ra thị trường khoảng 15 – 20 kg thỏ thịt. Với giá thỏ giống từ 120.000 -150.000 đồng/kg, trung bình cho thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng, mỗi năm, lãi trên 240 triệu đồng.

Anh Cư cho biết thêm: Khí hậu nắng nóng miền Trung không phù hợp với giống thỏ thuần New Zealand, sinh sản kém, lượng sữa cho con bú ít dẫn đến thỏ chậm lớn, tỉ lệ hao hụt cao. “Để có loại giống thỏ tốt, tôi đã cho lai hai giống thỏ New Zealand và California (Mỹ), cho ra giống thỏ lai mới. Với loại giống này rất dễ nuôi, phù hợp với khí hậu miền Trung. Đặc biệt khi đẻ, thỏ mẹ cho sữa nhiều, con nhanh lớn, nuôi khoảng 2,5 - 3 tháng bắt đầu xuất chuồng bán.

“Để đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra thỉnh thoảng còn pha các loại Vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn… Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng trang trại, hợp tác với các đơn vị, nhà phân phối để cung ứng ra thị trường TP.Đà Nẵng và các huyện lân cận ở Quảng Nam”, anh Cư chia sẻ.

Mô hình nuôi giống thỏ lai của anh Phan Văn Cư là một trong những mô hình chăn nuôi điển hình không những của xã Phước Ninh mà cả huyện miền núi Nông Sơn.

Theo Đại Nghĩa – Thanh Hậu/báo TTV.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381726

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73428697