21:41 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hưng Yên: Liên kết "2 nhà" ở xã Phú Thịnh

Thứ bảy - 05/11/2016 08:17
Xã Phú Thịnh (Kim Động) hiện có gần 200 con bò sữa, là sinh kế của gần 30 hộ gia đình trong xã, giúp nông hộ thoát nghèo, vươn lên làm kinh tế hiệu quả. Nhưng ít ai biết rằng, trải qua nhiều thăng trầm với nghề, nông dân nơi đây mới tìm được hướng đi hiệu quả, ngày càng phát triển đàn bò bền vững hơn.
Được biết, bò sữa được nuôi ở xã Phú Thịnh từ cách đây hơn 10 năm. Ngày đầu chăn nuôi, nông dân còn loay hoay với việc cho bò ăn gì, chăm sóc thế nào… Không ít hộ đã phải bỏ cuộc vì gặp khó khăn trong trồng cỏ tạo nguồn thức ăn thô xanh cho bò, bò mắc bệnh không biết cách phòng chữa, không khai thác được sữa. 
nuôi bò ở hưng yên - chăn nuôi
Nông dân xã Phú Thịnh chăm sóc đàn bò sữa
 
 
Nhưng cũng có những hộ không ngại khó, từng bước tìm cách duy trì đàn bò. Bà Lê Thị Hoa, một hộ chăn nuôi trong xã cho biết: “Đối với nguồn thức ăn cho bò, do không thể đáp ứng 100% bằng cỏ trồng, chúng tôi đã thử nhiều loại thức ăn thô xanh sẵn có ở địa phương như: Cỏ dại, thân cây ngô, thân cây chuối… Kết hợp với thức ăn tinh bột: Ngô hạt nghiền, đậu tương nghiền và cám công nghiệp chuyên dùng cho bò sữa. 
 
Nhận thấy bò không chỉ thích ứng tốt với các loại thức ăn, mà còn giúp người nuôi giảm được 20 – 30% chi phí”, từ đó, đồng ruộng ở Phú Thịnh và các xã lân cận không còn cảnh thân chuối, thân ngô vất ngổn ngang nữa. Khi phụ phẩm dồi dào, nông dân còn áp dụng biện pháp ủ chua để làm thức ăn dự trữ cho bò. Những khoảng đất trống, đất hoang, ven bờ bãi được tận dụng trồng cỏ voi. Ngô, đậu tương… trở thành nguồn tinh bột giàu dinh dưỡng, phối trộn cùng thức ăn công nghiệp để bảo đảm dinh dưỡng và chất lượng sữa sau khai thác. Nông hộ trong xã phối hợp chặt chẽ với cán bộ thú y địa phương tiêm phòng bệnh đầy đủ và theo dõi sát tình hình dịch bệnh, bảo đảm môi trường vệ sinh. Cách làm sáng tạo đã giúp những hộ kiên trì nuôi bò sữa trong xã vượt qua khó khăn ban đầu. Chất lượng sữa bảo đảm, bò khỏe, cho sữa nhiều và đều, có con đạt tới 30 đến trên 30 kg sữa/ngày.
 
Một trong những khó khăn của người nuôi bò sữa nói chung là xuất bán sản phẩm sữa sau thu hoạch và giá cả không ổn định. Giá thu mua sữa bò tươi quá thấp hoặc khó tiêu thụ sẽ khiến người nuôi bò thua lỗ do mất công chăm sóc và chi phí thức ăn, mặt khác sữa khai thác hàng ngày không bán được sẽ chỉ sử dụng làm thức ăn cho bê con, nếu hỏng phải bỏ đi. 
 
Trước kia, người nuôi bò trong xã phải mang sữa đi xa mới bán được, vừa mất công vận chuyển, vừa tăng nguy cơ sữa bị hỏng. Nay nhờ số lượng đàn bò ổn định, sản lượng sữa ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa bò tươi làm nguyên liệu sản xuất tăng nên trên địa bàn xã đã có điểm thu mua sữa bò tươi cho nông dân, bảo đảm thu mua hết 100% lượng sữa bò tươi khai thác hàng ngày trên địa bàn xã.
 
Hiện nay, việc thu mua sữa bò tươi trong xã đã có sự “bắt tay” của doanh nghiệp thu mua - chế biến với nông dân. Ban đầu, đơn vị thu mua chỉ mua sữa thông thường tại chỗ cho nông dân, giảm chi phí vận chuyển. Sau đó, để bảo đảm tính ổn định, người chăn nuôi bò sữa đã phối hợp với đơn vị thu mua, thỏa thuận về giá cả, sản lượng, chất lượng để mua - bán sữa bò tươi theo hợp đồng dài hạn trong mỗi kỳ cho sữa của bò. 
 
Theo đó, doanh nghiệp bảo đảm mua hết sữa bò cho nông dân với giá ổn định được thỏa thuận, còn người chăn nuôi bảo đảm chất lượng sữa sau khai thác, vận chuyển ngay đến điểm thu mua để được cân và bảo quản trong điều kiện phù hợp. Cũng nhờ sự phối hợp này, thời gian gần đây doanh nghiệp đã thông qua điểm thu mua, cung ứng cám công nghiệp bảo đảm chất lượng cho bò sữa tới các hộ chăn nuôi theo hình thức trả chậm. Cám cung cấp cho hộ chăn nuôi bảo đảm chất lượng, giá cám tương đương với các đại lý mà người nuôi lại không phải đi xa, giảm công vận chuyển, bảo đảm chất lượng sữa an toàn. Mỗi tuần, sau khi lấy tiền bán sữa bò, nông dân mới phải trả tiền cám cho doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, đối với các hộ khó khăn về bê giống, doanh nghiệp thông qua điểm thu mua sữa cho nông dân “vay” bê, sau đó khi bò đến tuổi khai thác sữa sẽ trả chậm bằng sản lượng sữa khai thác sau này.
 
Ông Nguyễn Quang Đoài, hộ chăn nuôi hơn 10 con bò sữa trong xã cho biết: “Việc doanh nghiệp đặt điểm thu mua sữa tại xã và có các chương trình phối hợp với người chăn nuôi đã mở ra hướng phát triển ổn định, thuận lợi cho người nuôi bò sữa. Nông dân được hỗ trợ biện pháp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chất lượng sữa, được tạo điều kiện trong cung ứng thức ăn, con giống… đây là những điều cần thiết để nông dân có thể nuôi bò sữa thành công và phát triển đàn bò quy mô lớn hơn”. Sữa bò tươi bảo đảm chất lượng từ lúc chỉ có vài nghìn đồng/kg, nay đã ổn định ở mức trên 14 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi con bò sữa đến tuổi khai thác sữa có thể cho lãi từ 25 – 28 triệu đồng/năm trở lên.
 
Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh cho biết: “Những năm tới, bò sữa vẫn là vật nuôi làm giàu cho nông dân, được ưu tiên phát triển trong cơ cấu giống vật nuôi để ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế. Chính quyền xã luôn tạo điều kiện cho nông dân chăn nuôi bò sữa thuê thầu đất công điền để trồng cỏ, phối hợp với ngành chuyên môn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giúp nông dân ngày càng chủ động hơn trong chăm sóc, phát triển đàn bò theo hướng tập trung, tăng chất lượng giống, bảo đảm an toàn sản phẩm sữa sau khai thác”.
 

Vi Ngoan

Nguồn: Báo Hưng Yên


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1276051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71503366