21:39 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện vùng biên Ngọc Hồi mở hướng thoát nghèo cho người dân

Thứ tư - 01/11/2017 23:30
Nằm ở ngã ba biên giới, tiếp giáp với hai nước Lào và Cam-pu-chia với gần 60% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Ngọc Hồi là địa phương đi đầu tỉnh Kon Tum trong việc giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Nhiều gia đình nghèo ở huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã được cấp cây giống phát triển cao-su tiểu điền để thoát nghèo.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi Trần Văn Chí cho biết: Đảng bộ huyện Ngọc Hồi nhiệm kỳ 2015-2020 xác định bảy nhiệm vụ trọng tâm, trong đó trước mắt tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, văn hóa - xã hội cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS. Để phát triển kinh tế cũng như tạo điều kiện cho bà con giảm nghèo bền vững, huyện Ngọc Hồi đã tập trung các nguồn lực với hai chương trình mục tiêu quốc gia lớn của Chính phủ đó là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Nhờ tập trung mọi nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo cho nên huyện Ngọc Hồi đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 15,74% năm 2010 xuống còn 5,7% năm 2016. Đến nay trên địa bàn huyện đã trồng được gần tám nghìn héc-ta cao-su; hơn 1.200 ha cà-phê, một số nhà máy chế biến nông sản như nhà máy tinh bột sắn, chế biến mủ cao-su, sản xuất cà-phê bột được thành lập bảo đảm phần bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con.

Tới thăm các làng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa của huyện Ngọc Hồi, đời sống của người dân đã có nhiều cải thiện. Đường nhựa, bê-tông đã nối về các thôn làng, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Khu vực ngã ba biên giới đã trở thành vùng kinh tế năng động với những cánh rừng cao-su, cà-phê xanh rộng lớn. Nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng nhờ nuôi cá, trồng cao-su, cà-phê.

Kinh tế người dân phát triển, nhiều xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Hồi đã vươn lên đạt từ 10 đến 15 tiêu chí nông thôn mới. Tiêu biểu như xã Đác Nông, từ một xã vùng biên thuần nông với hơn 90% số đồng bào DTTS nghèo, sau hơn bảy năm thực hiện chuyển đổi cây trồng, tập trung đầu tư phát triển các loại cây dài ngày như cao-su, cà-phê, bời lời, xã Đác Nông là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Kon Tum được công nhận là xã nông thôn mới cuối năm 2016.

Chủ tịch UBND xã Đác Ang A Pháo cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về cây giống như cây bời lời, cà-phê, hằng năm huyện, xã đã mở lớp tập huấn cho bà con để trồng trọt theo đúng khoa học kỹ thuật, cho nên trong hai năm 2015-2016, xã Đác Ang giảm được 25% số hộ nghèo.
Theo nhandan.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 359

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 354


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1093611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71320926