21:00 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết quả nổi bật trong chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ năm - 15/12/2016 02:55
Theo Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NN-PTNT), trong những năm qua, Bộ NN-PTNT đã tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề bức xúc từ thực tiễn đối với các sản phẩm chủ lực như cây lúa, cà phê, tiêu, tôm, cá tra, cây lấy gỗ lớn, gia cầm.

Bộ đã đặt hàng trực tiếp cho các tổ chức nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng và có sự tham gia của DN. Trong giai đoạn 2013-2016 kết quả có 149 giống cây trồng vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đã được công nhận chuyển giao vào SX.

16-46-36_thnh-tuu-nghien-cuu-khcn-cu-vien-khkt-mien-nm-nh-hd
Thành tựu KHCN của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam
 

Theo hướng phát triển và ứng dụng CNC, Bộ đã triển khai và đưa vào ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám trong dự báo sâu bệnh, năng suất trong SX lúa; dự báo diện tích rừng trồng, cảnh báo cháy rừng và dự báo thiên tai.

Về phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, Bộ công nhận đặc cách 16 giống ngô chuyển gen với giống nền là các giống đã được công nhận chính thức (tính kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ). Đến nay bước đầu đã tạo ra được một số dòng/giống ngô lai chịu hạn, giống cà chua kháng bệnh, khoai lang kháng bọ hà, bạch đàn, xoan ta sinh trưởng nhanh.

Trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử đã xác định được các nguồn di truyền mang gen hữu hiệu phục vụ công tác lai, chọn tạo giống bò, lợn, gà; đã ứng dụng công nghệ sinh sản để nâng cao hiệu quả sinh sản, sản lượng sữa trên bò, công nghệ bảo quản tinh dịch lợn.

Hiện nay trong lĩnh vực thủy sản đã đưa vào phát tán và nuôi thương phẩm cá tra chọn giống tăng trưởng nhanh. Các đàn tôm sú, tôm chân trắng chọn giống đã được nuôi đánh giá tăng trưởng ở các vùng địa lý khác nhau cho kết quả tốt; xây dựng được quy trình công nghệ SX giống cá hồi vân toàn cái, SX giống cá vược góp phần chủ động SX nguồn cá giống trong nước; vacxin thành phẩm cho cá giò, cá rô phi và công nghệ SX.

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho biết: 5 năm qua, các viện nghiên cứu chọn tạo được 103 giống cây trồng mới, có 36 giống lúa đã được phát triển tốt, trong đó có 6 giống lúa chịu mặn ở các tỉnh ĐBSCL.

Việc thực hiện chuyển giao TBKT và khuyến nông như xây dựng thành công các mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, lạc tại các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ; chuyển giao, đưa vào SX các giống triển vọng: Lúa, sắn, cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả... phù hợp với các vùng miền khác nhau giúp tăng năng suất, giảm giá thành SX; chuyển giao giống cho các công ty kinh doanh và SX; xây dựng được 36 quy trình, trong đó có 3 quy trình được công nhận là TBKT.

Trong giai đoạn này VAAS chủ trì thực hiện 24 dự án khuyến nông Trung ương, với tổng kinh phí gần 150 tỷ đồng. Trong đó triển khai xây dựng các mô hình khuyến nông lúa trên diện rộng (cánh đồng mẫu lớn), áp dụng công nghệ: kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; kỹ thuật trồng lúa theo SRI trong SX lúa chất lượng; canh tác lúa theo tiêu chí 4 tốt...

16-46-36_thnh-tuu-khcn-cu-vien-nghien-cuu-cy-n-qu-mien-nm-nh-hd
Thành tựu KHCN của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam
 

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nghiên cứu giống thủy sản, công nghệ nuôi, bệnh và môi trường; mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh phòng tránh bệnh; mô hình luân canh tôm - lúa. Kết quả chuyển giao đã đáp ứng những đòi hỏi bức bách từ thực tiễn ở vùng nuôi cá, tôm ĐBSCL.

Trong khi đó Phân viện Chăn nuôi Nam bộ cho biết đang thực hiện chuyển giao cho các địa phương một số TBKT điển hình giống chủ lực như heo, giống vịt biển Hòa Lan, vịt chuyên thịt, gà thịt lông màu LV, gà giống thương phẩm nòi lai và dinh dưỡng thức ăn để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

Đặc biệt lần đầu tiên một số DN tham gia giới thiệu thành tựu nghiên cứu ứng dụng KHCN như Tập đoàn Lộc Trời báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng, các tiến bộ kỹ thuật theo chuỗi giá trị SX lúa gạo. Tập đoàn Việt-Úc giới thiệu ứng dụng KHCN trong nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính; nghiên cứu tảo MBD; thức ăn Novacq và nâng cao chất lượng con giống phù hợp với thổ nhưỡng...

Công trình nghiên cứu mới của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã đưa ra những giải pháp công nghệ mới trong xây dựng cống, đập và giám sát lũ lụt và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Trong khi đó để thực hiện quá trình chuyển giao thành tựu KHCN đi vào thực tiễn SX phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết hoạt động khuyến nông được đổi mới.

Các mô hình khuyến nông đã xây dựng theo hướng chuỗi giá trị, liên kết SX, kết hợp chuyển giao công nghệ mới với tổ chức SX tiến tiến; thông tin tuyên truyền tập trung hơn, thiết thực hơn, bám sát sự chỉ đạo của Bộ, địa phương; đào tạo tập huấn tập trung nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông các cấp, đổi mới về tài liệu tập huấn lẫn phương pháp tập huấn đào tạo; tư vấn trên truyền hình, tọa đàm về các vấn đề nóng trong SX hoặc tư vấn trực tiếp: diễn đàn, hội chợ, hội thảo được tăng cường có sự tham gia của nông dân hay tư vấn qua website, điện thoại, tờ tin…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh:

thu-truong-le-quoc-donh-nh-hd162653244
 

Bộ NN-PTNT xác định đảm bảo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công có hai vấn đề rất quan trọng. Đó là chuyển giao công nghệ đưa vào SX và tổ chức lại SX, liên kết DN SX theo chuỗi giá trị của từng ngành hàng. 

Trong thời gian qua, hệ thống nghiên cứu khoa học của Bộ đã đạt nhiều thành tựu. Kết quả nhiều giống cây trồng vật nuôi mới và các biện pháp canh tác đã được chuyển giao thành công, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Đây là đóng góp rất quan trọng để chúng ta nâng cao vị thế nông sản Việt Nam XK ra các nước. 

Riêng năm 2016 mặc dù ngành nông nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn, do thiên tai, BĐKH nhưng chúng ta rất vui mừng khi nông sản Việt Nam XK tiếp tục tăng, tổng giá trị XK ước đạt 31 tỷ USD, trong đó vẫn duy trì được 10 sản phẩm nông sản có giá trị trên 1 tỷ USD/năm. 

Tuy nhiên trong thời gian tới tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM thì KHCN phải phát huy hơn nữa, Bộ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ và các viện, trường hình thành các chương trình nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu SX, xuất phát từ thị trường và yêu cầu của địa phương.

Do đó khâu tổ chức cũng phải thay đổi. Các chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, các cơ quan quản lý thực hiện dự án cũng phải thay đổi. Đặc biệt Bộ mong muốn các DN tham gia nhiều hơn nữa, trong đó có các công trình nghiên cứu của Bộ.

Ông Đào Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:

ong-do-nh-dung-pct-ubnd-tp-cn-tho-nh-hd162704934
 

Cần Thơ với diện tích tự nhiên 140.000 ha, trong đó đất SX nông nghiệp chiếm 80%, trong những năm qua phát triển nông nghiệp của thành phố khá toàn diện. Bước đầu hình thành vùng SX tập trung như rau màu, thủy sản, cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái, chăn nuôi gia cầm, thủy sản.

Thành phố đang tiến hành các bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến 2020 nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tập trung huấn luyện, chuyển giao TBKT, nhân rộng mô hình thúc đẩy SX nông nghiệp phát triển.

TS Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II:

ts-nguyen-vn-sng-vien-truong-vien-nghien-cuu-nuoi-trong-thuy-sn-ii-nh-hd162716330
 

Hiện nay thiếu chuyên gia trong một số lĩnh vực: di truyền phân tử, sinh học phân tử vào chọn giống, công nghệ cao; trong khi sự phối hợp các đơn vị nghiên cứu ngoài Bộ NN-PTNT còn hạn chế. Một số kết quả chưa đi đến cuối cùng, trong khi DN và trang trại chưa sẵn sàng đầu tư. Nhà nghiên cứu chưa thật sự chủ động tìm kiếm và phối hợp với DN và trang trại.

 

Theo Hữu Đức/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 380


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 395134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73442105