14:45 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khó khăn trong đầu tư sản xuất nông sản an toàn

Thứ bảy - 11/08/2018 10:39
Để nâng cao giá trị kinh tế, giữ vững thị trường thì nông sản phải đạt chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai sản xuất nông sản an toàn (NSAT), người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa nhân rộng do chi phí sản xuất tương đối lớn, đầu ra chưa ổn định...
Người dân sản xuất rau an toàn ở thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa). 

Nắm bắt nhu cầu thị trường về rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng, nhiều vùng sản xuất RAT đã được quy hoạch, đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được biết, tỉnh ta hiện có hơn 2.000 ha trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung chủ yếu ở các huyện, như: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Thiệu Hóa... Việc phát triển các vùng RAT hiện nay có nhiều thuận lợi do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng. Nhiều giống rau mới có giá trị kinh tế cao được đưa vào thâm canh. Nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch mở ra là cơ hội để giới thiệu RAT đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các bếp ăn tập thể của các bệnh viện, trường học... luôn có nhu cầu thu mua với số lượng lớn. Được xem là một trong những địa phương có diện tích trồng RAT lớn, huyện Thiệu Hóa đã xây dựng được 7 vùng RAT với tổng diện tích hơn 20 ha và hơn 31.000 m2 nhà lưới. Doanh thu 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm. Ông Lê Quang Chân, một trong số những hộ sản xuất RAT ở thị trấn Vạn Hà, cho biết : “Gia đình sản xuất 2 sào rau theo tiêu chuẩn RAT. Mỗi năm, trừ chi phí, thu lãi từ 40 đến 60 triệu đồng/năm. Sản xuất RAT cho thu nhập cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trồng các loại rau trước đây”.

Xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) có 24,7 ha diện tích sản xuất RAT được chứng nhận VietGAP và hiện toàn xã có 215 hộ tham gia sản xuất. Theo tính toán của người dân, năng suất RAT cao gấp 5-7 lần trồng lúa, thu nhập trung bình từ 80 đến 90 triệu đồng/ha/vụ.

Ngoài sản xuất RAT, trong tỉnh còn có nhiều mô hình sản xuất NSAT bước đầu khẳng định được hiệu quả kinh tế, như: Trồng nấm trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Yên Thọ (Như Thanh), mô hình trồng dưa lưới ở huyện Thọ Xuân... Trên lĩnh vực chăn nuôi cũng đã phát triển các mô hình chăn nuôi lợn, gà thả vườn... theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại các huyện Như Thanh, Nông Cống...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì sản xuất NSAT đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sản xuất đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng chưa đồng bộ, hầu hết các hộ dân tuy đã được quy hoạch liền vùng nhưng vẫn khó khăn về hạ tầng giao thông, nhất là chưa có hệ thống thủy lợi bảo đảm chủ động việc tưới tiêu; hệ thống xả thải ở một số hộ chăn nuôi chưa được đầu tư xây dựng. Ngoài ra, việc thay đổi tập quán canh tác cũ, tiếp thu và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới của người dân còn nhiều hạn chế. Giá thành của những sản phẩm NSAT cao hơn nhiều so với các loại nông sản thông thường, bởi vậy, việc tiêu thụ các sản phẩm NSAT còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc sản xuất NSAT là thiếu ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Thực tế cho thấy, ở các vùng sản xuất NSAT hiện nay, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ ở địa phương và hầu hết chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Hơn nữa, sự liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, các HTX, với nông dân thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp lợi ích các bên. Vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một số dịch vụ đầu vào, chưa tham gia một cách hiệu quả việc bảo đảm đầu ra cho nông sản.

Ông Trịnh Đức Hùng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Việc người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm sạch đã tạo cơ hội cho thị trường NSAT ngày càng phát triển. Vì vậy, cần có những chính sách cụ thể để vận động, khuyến khích người dân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhiều loại NSAT, chất lượng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng nông sản.

 
 
Theo Kim Ngọc/baothanhhoa.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 373

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 368


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1332456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74379427