08:50 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khoai lang Nhật trên đồng đất ngoại thành

Chủ nhật - 29/03/2015 12:00
Vài năm trở lại đây, cùng với đà đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đất canh tác nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội bị thu hẹp đáng kể, nhường chỗ cho các dự án khác. Khi diện tích đất nông nghiệp chia theo đầu người giảm mạnh, chính quyền địa phương và nông dân phải đau đầu tìm hướng đi mới để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

 

Hiện nay, ngoài xu thế chung là trồng hoa, rau quả để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương cũng như cung cấp cho sức tiêu thụ lớn của các quận nội thành, không ít hộ dân ở ngoại thành Hà Nội đã tìm cho mình hướng đi mới, chọn những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với cây lúa, khoai lang Nhật là một trong số đó.

Thực ra, khoai lang từ lâu đã là loại cây lương thực chủ đạo, nhưng các giống khoai lang nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội canh tác có năng suất không cao, hoặc năng suất tạm ổn thì chất lượng củ kém. Khoai lang Nhật Bản khắc phục được cả hai điểm yếu này và thực sự bám rễ trên đồng đất ngoại thành khi một số hộ dân đưa vào trồng thử nghiệm và đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

Một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng khoai lang Nhật Bản phải kể tới ông Lê Văn Tâm ở xóm 2 Bắc, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Trước đây, việc canh tác không hiệu quả do gia đình chưa tìm được cơ cấu cây trồng phù hợp. Tình cờ trong lần đi thăm một người bạn lính cùng chiến trường xưa, hiện đang sinh sống tại Tây Nguyên, ông đã tìm được hướng đi cho mình.

Đó là vào năm 2009, khi vào thăm bạn, ông thấy gia đình bạn chỉ trồng khoai lang Nhật Bản mà trở nên khấm khá, có của ăn của để. Được sự hướng dẫn của bạn, ông về nhà, chuyển hơn 5 sào đang cấy lúa và các cây rau màu truyền thống sang trồng khoai lang Nhật. Khác với các giống khoai lang nội chỉ trồng vào vụ đông, khoai lang Nhật Bản trồng được 2 vụ/năm, với thời gian khoảng 4-5 tháng/vụ.

Để có vốn trồng hơn 5 sào khoai lang giống Nhật, ông Tân vay gần 10 triệu đồng của bạn mua dây giống tại Tây Nguyên, mua phân bón. Nguồn phân chuồng ủ ngấu, ông tự lo tích trữ từ cỏ, rơm rạ, mùn, bởi giống khoai lang Nhật cần nhiều phân chuồng để đất tơi xốp, có như vậy củ mới to, năng suất mới cao. Điều đặc biệt là, giống khoai lang Nhật chỉ ưa loại đất cao, ít nước nên  diện tích đất nhà ông khá thích hợp. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ngay vụ đầu tiên của năm 2009, ông thu hoạch được gần 6 tấn khoai. Vì trong vùng chưa có ai trồng giống khoai này, chất lượng lại vượt trội so với giống khoai địa phương nên vừa thu hoạch xong, thương lái đã đến đăng ký mua toàn bộ. Với giá bán buôn 8.000 đồng/kg, tổng thu nhập đạt gần 50 triệu đồng, con số ngoài mong đợi của ông Tân, chưa kể số tiền bán dây giống, nguồn rau lang tận thu cũng được khoảng 10 triệu đồng. Sau khi trả hết nợ cho bạn, trừ chi phí, ông còn dư khoảng 50 triệu đồng.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2010, vợ chồng ông tiếp tục trồng 2 vụ khoai lang, có thu hơn 100 triệu đồng nhờ giá khoai tăng lên hơn 10.000 đồng/kg. Ngoài diện tích đất của gia đình, ông còn thuê gần 1 mẫu đất đồi trên huyện Sóc Sơn để trồng khoai lang, góp phần tạo việc làm cho 2 lao động với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng.

Từ hộ nghèo, đến nay gia đình ông Tân trở nên khấm khá nhờ trồng khoai lang Nhật Bản. Thế mới biết, cung cách thoát nghèo và làm giàu quả là có muôn hình muôn vẻ, chỉ cần có nghị lực, ý chí và biết chọn hướng đi hiệu quả.

Cũng khấm khá như ông Tâm, chị Nguyễn Thị Hải ở xã Đại Mạch, huyện Đông Anh dù mới “làm bạn” với giống khoai lang Nhật Bản được 3 năm trên diện tích đất canh tác 3 sào nhưng đã “vực” kinh tế gia đình lên một cách mạnh mẽ. Chị Hải cho hay, xưa nay, chị chỉ trồng rau, lúa, ngô,… trên diện tích đất ấy nên may lắm chỉ đủ ăn. Từ ngày trồng khoai lang Nhật Bản, gia đình chị có thu nhập ổn định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong vài năm trở lại đây, ngoài Đông Anh, Gia Lâm, cây khoai lang Nhật Bản với nhiều ưu điểm vượt trội đã và đang được nông dân nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đưa vào trồng,  diện tích ngày càng mở rộng. Khoai lang Nhật vốn dễ trồng, thời gian cho thu hoạch không quá dài, giá bán ổn định nên nông dân lựa chọn cũng là điều dễ hiểu…

Việt Cường
Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 71520

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1129821

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71357136