14:13 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm bạc tỷ trên vùng đất hoang hóa

Thứ bảy - 02/12/2017 05:39
Mấy chục năm về trước, xã Xuân Hòa (Như Xuân - Thanh Hóa) được biết đến là vùng đất hoang sơ. Gần đây, bàn tay, khối óc của con người đã “bắt” mảnh đất hoang sơ này nhả ra tiền tỷ với những mô hình sản xuất mới.
 

Chị Hoa kiểm tra vườn cam của gia đình trước khi thu hoạch.

Làm giàu từ vườn đồi

Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, các hộ dân trong xã Xuân Hòa đã từng bước biến vùng đất hoang toàn lau lách thành những bãi mía, vườn rau, những đồi trái cây ngút ngàn tầm mắt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Đình Việt, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Xuân Hòa, cho biết: Đầu những năm 1980, tôi đến Nông trường Sông Chàng (huyện Như Xuân) theo diện công nhân của nông trường. Nhìn những mảnh đất rộng lớn có tiềm lực phát triển kinh tế nên tôi đã chuyển cả gia đình đến đây định cư để đầu tư khai hoang phục hóa nơi này.

“Hiện tại, gia đình tôi có khoảng 20ha trồng cây các loại. Trong đó, có 4ha mía đường,  2ha cam, 7ha cao su, còn lại là diện tích trồng táo, nhãn, thanh long, ổi”, ông Việt kể.

Theo ông Việt, cao su và cam là hai loại cây cần nhiều vốn nhất. Riêng cao su, ông đã bỏ ra ngót tỉ đồng nhưng vẫn chưa thu hồi vốn. Nguyên do là vì cao su là cây trồng lâu năm, nay đã đến năm thứ 7 nhưng cây chưa đủ lớn, lớn không đồng đều nên chưa thể thu hoạch.

“Với cam thì mất 3 năm mới cho thu hoạch, đây là loại cây không những cần nhiều vốn mà còn cần kỹ thuật và công chăm sóc từ lúc trồng cho tới lúc thu hoạch”, ông giải thích. 

Với khoảng 2ha cam, ông Việt đầu tư khoảng 500 triệu đồng để lấy giống, phân bón và trả nhân công chăm sóc.

Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, không sử dụng hóa chất nên chất lượng sản phẩm của gia đình ông Việt luôn đảm bảo, được thị trường  đón nhận. Hàng năm, tổng doanh thu từ các loại cây trồng của ông không dưới 1 tỷ đồng.

Không chỉ ông Việt, anh Lê Minh Hải, trú tại Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, xã Xuân Hòa cũng làm giàu từ mô hình kinh tế vườn đồi. Năm 2014, vợ chồng anh Hải đầu tư vào cây cam, bưởi, chanh, mía và cao su. Hiện, anh có 3ha mía, 3ha cao su chưa đến kỳ thu hoạch và nhiều nhất là cam với 6ha.

Ông Việt trao đổi kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cam để cho năng suất cao.

Theo số liệu thống kê của xã Xuân Hòa, trên địa bàn có 17 hộ gia đình có diện tích cây trồng với quy mô lớn. Tổng diện tích trồng mía toàn xã khoảng  1.000ha, cao su và keo cũng chiếm diện tích khá lớn. Còn lại là những loại cây có múi như cam, bưởi, chanh với tổng diện tích khoảng 110ha.

Từ xã nghèo nhất huyện Như Xuân, đến nay, Xuân Hòa đã vươn lên thành xã có thu nhập ở mức cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, nhờ áp dụng mô hình vườn đồi, nhiều hộ đã có của ăn, của để và tiết kiệm được khoản lớn để xây dựng nhà cửa.

Vẫn gặp khó về vốn đầu tư

Vẫn biết trồng cây ăn quả, cây công nghiệp theo kỹ thuật canh tác hiện đại mang lại hiệu quả cao nhưng để phát triển kinh tế theo mô hình này, số vốn ban đầu bỏ ra khá lớn nên không ít hộ phải bỏ cuộc giữa chừng vì không tiếp cận được vốn vay.

Chị Đào Thị Hoa, Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, cho biết: “Để có vốn đầu tư, vợ chồng tôi vay ngân hàng 500 triệu đồng, còn lại là tiền tích cóp của gia đình. Riêng vườn cam cũng đầu tư mất khoảng 3 tỷ đồng rồi, nhưng vẫn chưa lấy lại được vốn vì chưa đến kỳ thu hoạch”.

Cùng chung ý tưởng vươn lên làm giàu như những hộ dân khác, gia đình anh Nguyễn Viết Lan lại khó tiếp cận nguồn vốn để đầu tư mở rộng mô hình trồng cam.

 Anh Lan cho biết: “Gia đình  muốn mở rộng quy mô nhưng vốn  không có nhiều. Vay Ngân hàng Chính sách xã hội thì chẳng được bao nhiêu nên tôi chỉ trồng mía do vốn đầu tư ít”.

Xã Xuân Hòa có đất đai màu mỡ, phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên, do vốn đầu tư hạn chế, đa số các hộ chỉ trồng mía với năng suất thấp.

Nhìn khu đất màu mỡ của mình, ông Đỗ Văn Lợi ngậm ngùi: “Trồng mía vào đất này tiếc lắm các chú ạ, nhưng biết làm sao được, mình cũng muốn trồng cam, trồng cây cao su như người ta, nhưng không có tiền nên đành chịu”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Chí Liệu, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, cho biết: “Để có vốn mở rộng mô hình trồng trọt quy mô lớn trên địa bàn, cần phải có lộ trình vì vốn đầu tư ban đầu lớn, người dân thì ít được tiếp xúc với các nguồn vốn ưu đãi. Tới đây, chính quyền xã sẽ đề xuất  huyện, ngành ngân hàng xem xét, tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng diện tích trồng trọt”.

Hà Khải - Xuân Sơn/kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 47945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 966710

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74013681