15:04 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên Giang: Cánh đồng lớn lúa - tôm

Thứ năm - 09/06/2016 23:48
Huyện U Minh Thượng, An Minh là vùng quy hoạch sản xuất theo mô hình lúa - tôm chính của tỉnh Kiên Giang có quy mô lớn. Năm nay, nhiều địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình cánh đồng lớn (CĐL) với sự tham gia của doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân.
Nông dân huyện U Minh Thượng thu hoạch lúa trong mô hình lúa - tôm - Ảnh: Ngọc Trinh

Nông dân huyện U Minh Thượng thu hoạch lúa trong mô hình lúa - tôm - Ảnh: Ngọc Trinh

Để tôm - lúa phát triển      

Kiên Giang có vùng biển rộng 63.290 km2, với bờ biển dài hơn 200 km, là điều kiện tốt để phát triển ngành thủy sản đa dạng, nhất là nuôi tôm nước lợ. Kế hoạch năm 2016 Kiên Giang phát triển nuôi tôm diện tích 102.735 ha, sản lượng 57.000 tấn. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp diện tích 2.700 ha, tôm - lúa diện tích 78.410 ha, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến.

Nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang chủ yếu tập trung tại các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên như: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất và TX Hà Tiên. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nuôi tôm tại đây với diện tích lên đến hàng trăm hecta. Các hộ nuôi nhỏ lẻ cũng ngày càng mở rộng diện tích thả nuôi.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Kiên Giang cho biết, theo lịch thời vụ khuyến cáo, đến cuối tháng 7, chậm nhất là 15/8 vùng U Minh Thượng sẽ kết thúc vụ nuôi tôm, nông dân xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn. Sau khi xả bỏ 2 - 3 lần, đất hết mặn là tập trung xuống giống vào cuối tháng 8.

Năm nay, Trung tâm triển khai “mô hình nuôi tôm - lúa quản lý cộng đồng” tại xã Đông Hòa, huyện An Minh với diện tích 40 ha. Ông Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, đây là năm thứ 5 liên tiếp trung tâm thực hiện mô hình nuôi tôm - lúa quản lý cộng đồng. Mục tiêu là tạo sự gắn kết giữa các hộ nông dân, tạo ra CĐL với hệ thống đê bao hoàn thiện, đảm bảo an toàn cho nuôi tôm và sản xuất lúa. Cứ sau 1 vụ tôm + 1 vụ lúa (1 năm), mô hình lại được chuyển giao lại cho nông dân tự thực hiện, trung tâm sẽ chọn địa phương khác để xây dựng cánh đồng mới với quy mô 40 - 50 ha.

Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ khoảng 7 triệu đồng/ha, trong đó vụ tôm được hỗ trợ một phần chi phí con giống, xét nghiệm dịch bệnh trước khi thả nuôi, vật tư, hóa chất cải tạo môi trường. Còn vụ lúa được hỗ trợ 60% chi phí mua lúa giống. Vụ này, các hộ dân thống nhất chọn giống GKG 9 để gieo sạ trên toàn bộ diện tích cánh đồng 40 ha. Trong suốt quá trình thực hiện, cả vụ tôm và vụ lúa, đều có cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cùng nông dân thực hiện, kiểm tra phòng chống dịch bệnh.

Ngoài mô hình của Trung tâm, còn có mô hình CĐL trên nền đất nuôi tôm do Công ty CP Bảo vệ Thực vật An Giang thực hiện với giống lúa BN 1. Tại huyện An Minh, đây là năm thứ 3 liên tiếp Công ty triển khai thực hiện mô hình này để bao tiêu lúa cho nông dân.

Lưu ý khâu kỹ thuật

Phó Trưởng phòng NN&PTNT An Minh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, theo lịch thì đến 15/8 sẽ kết thúc vụ tôm, chuyển sang vụ lúa. Đơn vị đang khuyến cáo người dân thu hoạch dứt điểm tôm nuôi, xả bỏ nước mặn để hứng nước mưa rửa mặn cho đất, chuẩn bị xuống giống. Riêng về mô hình CĐL giống lúa BN 1 mà Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đang thực hiện, ông Tùng cho biết, cán bộ kỹ thuật của phòng sẽ phối hợp cùng với các kỹ sư của Công ty hướng dẫn bà con rửa mặn, thống nhất lịch xuống giống và cùng phòng chống dịch bệnh. “Canh tác giống lúa BN 1 thì bà con nên chú ý bệnh đạo ôn, vì giống này có tính kháng bệnh kém. Mặc dù giống lúa này cho năng suất không cao so với các giống khác, chỉ khoảng 4,5 tấn lúa tươi, tương đương 3 - 3,5 tấn lúa khô nhưng do có chi phí đầu tư thấp, lại được bao tiêu đầu ra ổn định với giá cao nên nông dân vẫn có mức lợi nhuận khá. Đây là mô hình được huyện khuyến khích phát triển”, ông Tùng đánh giá về hiệu quả mô hình.

Không riêng gì An Minh, mà vụ này huyện An Biên cũng thí điểm thực hiện mô hình CĐL giống lúa BN 1 trên nền lúa tôm. Ông Ngô Trấn Hỷ, Trưởng phòng NN&PTNT An Biên cho biết, vụ này huyện thí điểm làm khoảng 70 ha CĐL trên đất nuôi tôm tại xã Đông Yên, khi thành công sẽ nhân rộng ra trong các vụ tới. Trước mắt, chúng tôi đã đưa nông dân đi thăm quan học hỏi mô hình và sang cả nhà máy của doanh nghiệp bên An Giang để tìm hiểu quy trình thu mua, bao tiêu sản phẩm. Sau khi tham quan, nông dân rất phấn khởi và mạnh dạn bắt tay thực hiện. 

Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm cho biết, mô hình tôm - lúa sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với độc canh cấy lúa. Thực tế khi chưa có mô hình này, nhiều diện tích ven biển chỉ có thể trồng lúa 1 vụ/năm với năng suất thấp 2 - 3 tấn/ha, đời sống rất khó khăn. Nhưng sau gần 15 năm chuyển đổi, năng suất tôm đạt khoảng 280 kg/ha và lúa đạt 4 - 5 tấn/ha.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 82

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 78


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1288105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72970814