17:12 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển (Kỳ 1)

Chủ nhật - 25/10/2015 22:51
Vịt biển nuôi được ở điều kiện nước lợ, nước mặn rất tốt, thích hợp nuôi ở những tỉnh ven biển và vùng biển đảo.
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển (Kỳ 1)

Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển (Kỳ 1)

1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt biển

Vịt biển mới nở có lông màu vàng nhạt, ở đầu và đuôi có phớt đen, vịt trưởng thành có màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, mỏ và chân màu vàng nhạt, có con màu xám, cổ trung bình, tuổi đẻ là 20 - 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 2,5 - 2,7 kg/con, năng suất trứng từ 240 - 245 quả/mái/năm, khối lượng trứng 80 - 85g/quả. 

Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi, nuôi nhốt kết hợp cá - vịt, cá - lúa - vịt, lúa - vịt.

Đặc biệt vịt nuôi được ở điều kiện nước lợ, nước mặn rất tốt, thích hợp nuôi ở những tỉnh ven biển và vùng biển đảo.

2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Đối với chăn nuôi nông hộ cần phải nuôi nhốt và làm chuồng nuôi độc lập với nhà ở.

Đối với chăn nuôi gia trại, trang trại với quy mô vừa và lớn, xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn, không nuôi chung giữa các loài gia súc và gia cầm. Xây dựng chuồng trại phải phù hợp cho từng giai đoạn của vịt: chuồng nuôi vịt con, chuồng nuôi vịt hậu bị, chuồng nuôi vịt sinh sản.

Vị trí gia trại, trang trại phải cao ráo, sạch sẽ và thoáng mát Chuồng trại phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch và an toàn sinh học. Nếu nuôi nhốt nên có sân chơi cho vịt (diện tích sân chơi tối thiểu phải gấp đôi diện tích chuồng nuôi), chuồng thông thoáng tự nhiên sẽ thuận lợi cho công tác vệ sinh thường xuyên và xử lý môi trường, đồng thời giảm chi phí so với nuôi chuồng kín..

Chuồng trại cho vịt nên làm đơn giản nhưng phải thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị mưa hắt, không bị nắng chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm sàn trên ao hồ, trên bè (quây gọn).

Căn cứ vào mật độ để xác định diện tích chuồng nuôi phù hợp, nmật độ chuồng nuôi như sau:

Tuổi

Nuôi không cần nước bơi lội (con/m2)

Nuôi có nước bơi lội (con/m2)

Nhốt trong chuồng

Chuồng có sân chơi

Chuồng + Vườn cây

Chuồng + nhốt trên ao, cửa sông, biển

Chuồng + nhốt trên ruộng lúa

Tuần đầu

30 - 35

30 - 35

30 - 35

30 - 35

30 - 35

2 - 4 tuần

10 - 15

15 - 20

15 - 20

15 - 20

15 - 20

5 - 8 tuần

5 - 6

6 - 8

8 - 10

8 - 10

8 - 10

Hậu bị

3

4 - 5

5 - 6

5 - 6

5 - 6

Sinh sản

3

4

4

4

4

Nếu mật độ nuôi cao sẽ làm giảm năng suất và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu. Nhưng nếu mật độ nuôi thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại.

Nền chuồng có thể lát gạch, xi măng + cát không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát.

Độn chuồng bằng trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc. Thường xuyên bổ sung độn chuồng làm cho độn chuồng khô, chuồng vịt ngan sinh sản độn chuồng dày 10 - 15cm.

Các ô chuồng không nên quá rộng, mỗi ô tối đa 200 con vịt.

* Sân chơi: Diện tích sân chơi  gấp 2 - 3 lần diện tích chuồng nuôi. Sân chơi dốc ra ngoài để thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu vịt nuôi trên khô thì song song với chuồng là máng uống nước có tấm ngăn tránh vịt vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi phải thường xuyên thay nước.Sân chơi bằng phẳng, không đọng nước. Có thể lát gạch hoặc bê tông.

Đối với nuôi thả trên vườn cây, nuôi trên ao, nuôi ở ruộng lúa phải có vây để quây vịt ngan, không nên thả rông.

* Máng ăn, máng uống: Giai đoạn vịt con: Dùng máng tôn hoặc mẹt tre hoặc tấm nilông cho vịt ngan ăn. Có thể sử dụng máng ăn, máng uống bằng xây gạch và bê tông, vị trí máng uống ở ngoài sân chơi tránh ướt chuồng nuôi.

* Trang thiết bị: Thắp sáng và sưởi ấm cho vịt giai đoạn nhỏ bằng bóng điện, chụp sưởi, những nơi không có điện phải sử dụng đèn dầu hoặc bếp than…

Nuôi bán thâm canh phải chuẩn bị vây ràng, lưới hoặc cót để quây vịt.

Đến giai đoạn sinh sản phải chuẩn bị ổ đẻ cho vịt. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 35 cm  x 35 cm  x 35 cm, hoặc làm bằng những sảo tre lót rơm rạ hoặc quận tròn bằng rơm.

3. Chọn giống

Khi nuôi phải chọn đúng giống, đúng chủng loại. Không nên tận dụng những đàn thương phẩm để nuôi làm đàn bố mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Trong chăn nuôi vịt có 3 giai đoạn chọn:

Chọn ở 1 ngày tuổi: Chọn vịt nhanh nhẹn, bông lông, khỏe mạnh không khô chân, nặng bụng, khoèo chân, hở rốn, lông có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi. Nuôi vịt bố mẹ phải chọn đực/ mái theo tỷ lệ  1/5 hoặc 1/6.

Chọn ở 56 ngày tuổi: Đối với các đàn giống vịt bố mẹ kết thúc 56 ngày tuổi chọn để chuyển lên nuôi giai đoạn hậu bị: Căn cứ vào tầm vóc và ngoại hình của giống, kết hợp với khối lượng vịt để chọn: vịt biển 1,7 - 1,9 kg/con

Tỷ lệ ghép đực/mái là 1/5 - 1/6, tỷ lệ chọn 80 - 90%.

+ Chọn vịt lên sinh sản: Tiến hành chọn trước khi vào đẻ là 2 tuần cũng căn cứ vào ngoại hình của giống và khối lượng để chọn: khối lượng 2,4 - 2,7 kg/con.

Tỷ lệ ghép đực/mái là 1/6 - 1/7.Tỷ lệ chọn 90 - 95%.

Trong thời gian vịt sinh sản,cần loại bỏ những con vịt mái quay lông quá sớm (bị rụng lông ở cánh, lông đuôi) hoặc những con có màu mỏ và chân vàng hơn , những con vịt có màu lông đậm sẽ  đẻ kém hơn. 

4. Thức ăn

4.1. Loại thức ăn và chất lượng thức ăn:

Nguyên liệu thức ăn dùng cho vịt: Gạo, thóc, ngô, đỗ tương, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, don, dắt… bã bia, bã rượu, khoai, rau bèo… nếu thức ăn được nấu chín thì khả năng tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn, vịt lớn nhanh và hiệu quả kinh tế hơn.

Lưu ý không được sử dụng thức ăn bị mốc và ôi chua. Thức ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng/kg phù hợp cho từng giống vịt và từng giai đoạn phát triển của vịt.

* Chú ý: Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi cho vịt ăn.

Tiêu chuẩn thức ăn cho vịt sinh sản:

Giai đoạn nuôi

Protein (%)

Năng lượng (kcal)

1 – 8 tuần tuổi

20 - 21

2850 - 2900

Giai đoạn nuôi hậu bị

14 - 14,5

2850 - 2900

Giai đoạn dựng đẻ và đẻ

17 - 17,5

2650 - 2700

4.2. Lượng thức ăn:

 Đối với vịt nuôi giống phải thực hiện chế độ ăn định lượng để khống chế khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn thì khả năng sinh sản  sẽ đạt năng suất cao.

Ngày tuổi

Gam/con/tuần

Ngày tuổi

Gam/con/ngày

1

4

18

72

2

8

19

76

3

12

20

80

4

16

21

84

5

20

22

88

6

24

23

92

7

28

24

96

8

32

25

100

9

36

26

104

10

40

27

108

11

44

28

108

12

48

29 - 56

112

13

52

57 - 70

116

14

56

71 - 84

120

15

60

85 - 98

124

16

64

99 - 112

128

17

68

113 - 126

132

 

 

127 - 133

136

 (Có thể tập dần cho vịt ăn thóc luộc từ tuần tuổi thứ 3)
 

Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 36159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 189150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73236121