14:48 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Lá bùa' của người 'đoán giống cây như vô sòng bạc'

Thứ sáu - 31/07/2015 00:36
- Sau mỗi vụ cây trồng, ông Bảy Sâm có thói quen tiên đoán xem năm sau thị trường giống cây nào hút hàng nhất. Ông ví như việc này như vô sòng bạc. Đặt cây nào trúng thì trúng.

Ông Bảy Sâm ở ấp Bình Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có 8 người con, 3 trai sống ngay sát cạnh, 5 con gái ở cách đó không xa, cả nhà kiếm ăn trông hết vào nghiệp trồng cây giống trên hơn 1ha đất.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

Ông Bảy Sâm: Tự dự báo thị trường như vô sòng bạc. Đặt cây nào trúng thì trúng

Như nhiều hộ khác trong xã, gia đình ông không trồng ấn định một loại giống cây, từ chuyện bán đầu ra cho đến sản xuất đều phụ thuộc thị trường thời vụ. Việc sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ dựa trên hợp đồng ký trước là hiếm. Trúng vụ thì thắng, không trúng vụ thì bán... lai rai.

"Giống như vô sòng bạc ấy. Đặt cây nào trúng thì trúng. Thực tế cây trồng vẫn bán hết, ít khi bị bỏ đi. Nhưng cơ bản là phải tự đoán thị trường, còn chủ động nắm được thị trường thì ít lắm dù đoán cũng không phải vu vơ, hên xui. Tôi thường dựa vào bạn bè đi bỏ mối cho vựa, các xã viên HTX khác, rồi kinh nghiệm trồng cây vụ mùa để biết cây gì sẽ hút hàng năm tới. Nhưng tôi cũng trật hoài à" - ông Bảy Sâm kể.

Người đàn ông da nhuốm nắng gần trọn đời sống với cây có một niềm kiêu hãnh về nơi mình sinh ra như vùng đất trung tâm cây giống lớn nhất. Ông luôn tự tin kinh nghiệm trồng ra những cây giống thành phẩm đẹp cộng với tinh thần làm ăn tích cực, chịu thương chịu khó chính là "thương hiệu" của mình với thị trường. Dẫu vậy, ông cũng thừa nhận rằng, nếu bỏ 10 cây vàng để sản xuất quy mô lớn chưa chắc đã làm nổi.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

Sản xuất bị động theo thị trường khiến giá cả không ổn định

Nghe có vẻ mâu thuẫn dù ông Bảy Sâm cũng là một xã viên của HTX cây giống, hoa kiểng Cái Mơn - nơi nhiệt tình lo đầu ra cho sản phẩm giúp các xã viên. Nghe chuyện ông Bảy Sâm, chủ nhiệm HTX Dương Văn Huyền thấm thía nói: "Thị trường chuyển nhanh lắm".

Có đến 4 đại lý ở Hà Nội, nhiều đại lý trải khắp miền Trung và Đông Nam Bộ nhưng HTX vẫn loay hoay công tác thị trường, đặc biệt là dự báo.

Theo ông Huyền, việc sản phẩm cây giống không ổn định về giá cả, sản xuất không tương thích trong thị trường khiến các xã viên bị động trong tiêu thụ. Về chủ quan, một phần còn do nguồn nhân lực điều hành HTX chưa qua đào tạo căn bản, thiếu kiến thức, thiếu kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Bởi vậy xã viên nào cũng cố gắng duy trì nguồn khách hàng tiêu thụ trực tiếp để tránh tính trạng đặt cược hẳn vào dự báo thị trường của HTX.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

HTX chưa phải là nơi xã viên đặt cược dự báo thị trường 100%

Thực tế có năm giống cây xoài đắt giá, thị trường thiếu hàng, bà con thấy ham năm sau đổ xô trồng khiến giá bị rớt dù HTX có khuyên can. Rồi có lúc trớ trêu, HTX dự báo loại cây hút hàng cho mùa giống mới thì các xã viên không làm nhiều, khi thị trường hút hàng, xã viên lại quay ra trách dự báo. Khi họp HĐND xã, ông Huyền từng bị trách không làm vai trò của HTX trong việc hướng dẫn bà con xác định loại cây giống thị trường cần.

"Làm sao mình dám cấm cản bà con, bắt phải trồng cây này hay cây kia" - ông Huyền than thở, kể có những đại hội xã viên mời 100 người đến để nghe thông tin, phổ biến về thị trường thì 60 người không đi nghe.

Đau đầu thuế, nhãn mác

Chủ nhiệm HTX Cái Mơn kể, có lần ông đi cùng đoàn Bí thư xã đi tham quan các vựa trái cây ở Cái Bè - Tiền Giang để kiểm tra chất lượng giống cây ăn trái của HTX ở thị trường tỉnh ngoài cũng như thăm dò nhu cầu mới.

Một chủ vựa ở đây dán tem biển sầu riêng cơm vàng hạt lép Ri 6 Cái Mơn lên sản phẩm mà nhìn qua, những người trong đoàn đều nhận ra là tem giả. Khi Bí thư xã hỏi chủ vựa có quen biết chủ HTX nhãn hiệu này không thì ông ta khăng khăng nói quen rồi mô tả dáng người, nước da chắc chắn như đúng rồi, nhưng lại khác dáng vẻ của ông Huyền. Sau khi được giới thiệu ông Huyền, chủ vựa mới gãi đầu thừa nhận tem hàng do ông tự in dán lên.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

Con tem nhãn hiệu gây dựng 19 năm, giá thành chỉ 300 đồng đang bị nhãn tem giả đe dọa

Thị trường mạnh ai nấy làm tem nhãn cũng khiến HTX khó cạnh tranh. Đơn cử một tem nhãn của HTX in ra đầy đủ bán cho xã viên giá 300 đồng/tem, trong đó chi phí in ấn hết 200 đồng, HTX chỉ giữ lại 100 đồng làm vốn xoay vòng. Nhưng nếu tiêu thụ hàng trực tiếp, xã viên thường tự in và treo nhãn theo tên cơ sở sản xuất của riêng họ. HTX lúc đó cũng không thể cấm cản.

Nhãn hiệu của HTX chỉ phát huy công dụng khi sản phẩm cây giống được xã viên bán qua HTX. Hoặc cây giống của xã viên gặp những đối tác, khách hàng khó tính, yêu cầu xuất trình các giấy tờ pháp lý chứng nhận nhãn hiệu được bảo hộ của Nhà nước, xuất trình giấy phép nguồn hàng, ngày sản xuất chất lượng cây giống thì lúc đó họ lại chạy qua cửa HTX. Những cái tem hàng của HTX như trở thành những "lá bùa" chất lượng cho cây xuất vườn.

 
 

Bởi vậy tỉ lệ hộ xã viên tiêu thụ sản phẩm qua kênh HTX luôn biến động, thậm chí có xã viên tiêu thụ 3/4 sản phẩm qua kênh lẻ, còn lại thì dựa vào HTX.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

 Có nhãn hiệu chỉ là một phần, tìm thị trường để nhãn hiệu sống được là câu chuyện lớn

Thuế cũng là khó khăn. Trong kinh doanh, HTX phải chịu 5% thuế giá trị gia tăng. Trong khi hộ sản xuất có thể mua hóa đơn tài chính với tỉ lệ VAT 1,7%. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm của HTX thường cao hơn các hộ cá thể. Như một cây sầu riêng xã viên bán qua HTX giá gốc 40 nghìn đồng, tính thêm thuế cộng với công xuất vườn giá đội lên 42 nghìn 500 đồng. Trong khi các hộ bán xuất ngay tại vườn giá chỉ 41 nghìn đồng.

"Chính sách thuế, vốn vay tín chấp chưa ưu ái cho HTX. Luật HTX 2012 có đặt ra quy định ưu đãi nhưng nay tôi vẫn chưa thấy gì. Đến ngân hàng vẫn phải thế chấp" - ông Huyền cho hay.

Nhân tố con người năng động

Ông Thành, Phó chủ tịch xã Vĩnh Thành cho hay một trong những lý do khiến HTX chưa đủ mạnh là hội viên còn ít. HTX Cái Mơn có tiếng như vậy nhưng mới chỉ liên kết được 221 thành viên trong khi xã có tới 2.500 hộ trồng cây giống, hoa kiểng.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

HTX mới chỉ liên kết được 221 xã viên trong tổng số 2.500 hộ

Phó chủ tịch xã thừa nhận với đặc điểm phần lớn nông hộ sản xuất tự phát, quy mô sản xuất phần lớn dưới 1ha, không tương thích theo quan hệ kinh tế thị trường thì vai trò của HTX là vô cùng quan trọng ở sự liên kết. Khó khăn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cần có các cấp chính quyền tham gia điều tiết, từ quản lý thị trường, giám sát, kiểm tra bảo hộ sản phẩm... bởi chỉ mình HTX không thể gánh nổi.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, bản thân các xã viên và HTX cũng phải nhạy bén, năng động và tìm cách phổ cập kiến thức kinh tế để HTX vận hành năng động hơn.

Ông Bảy Sâm luôn hình dung tình huống khi có một đơn hàng cực lớn, khách hàng khó tính trong quy trình thu mua sản phẩm giống cây trồng, các xã viên buộc phải liên kết để có sức mạnh và uy tín.

hợp tác xã, Bến Tre, Cái Mơn, cây giống, xúc tiến thương mại, kinh tế tập thể

Khi thị trường lớn, liên kết là điều không thể tránh khỏi

Chính ông từng "thử" một thương lái đến mua cây giống sầu riêng trong vườn. Lựa một giống cây loại kém chất lượng và nói với thương lái đó là giống hạt lép Ri 6, người khách hàng nhìn ông rồi nói: "Anh giỡn chơi à".

"Khách hàng ngày nay còn sành dữ hơn cả mình. Bởi vậy địa phương phải tạo uy tín cho mình, người cung cấp cây cũng phải tạo uy tín cho mình" - ông nói.

Đó là lý do cách đây 19 năm, khi bước chân vào HTX, ông đã nhìn ra trước việc nếu muốn bán lớn, đại trà thì một mình không thể tự làm được chuyện lớn. "Nếu nhu cầu thị trường cần đại trà, không ở HTX làm sao ra, cứ ngẩn ngơ tôi làm tôi ăn thì không thể lớn được. Lúc đó phải cần đến tay nghề tập thể".

Còn bị động với thị trường cũng đồng nghĩa không có gì đảm bảo cho ổn định lâu dài. Dù có trăm triệu trong ngân hàng, thương lái vẫn đến mua hàng nhưng ông vẫn chưa an tâm. Cũng giống như các hộ khác, có tiền ông không ném vào xây nhà lầu, mua xe hơi. Tiền có lại bỏ ngân hàng chờ quay vòng vốn.

"Không biết ngày mai mình còn làm ăn thế nào. Bây giờ thuê một lao động cũng khó. Ai cũng làm chủ. Mướn một bà làm cỏ khó lắm, phải nịnh họ, giữ ăn trưa, uống cà phê, trả 200 nghìn đồng/ngày công mới giữ được chân" - ông kể.

Xuân Linh - Ảnh: Tuấn Kiệt
theo vietnamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 382


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 481125

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70708440