13:54 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

Thứ hai - 22/08/2016 10:37
Mấy năm nay, nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi vụ từ cây sầu riêng ở đất Cai Lậy không thiếu. Nhưng người có thu nhập bạc tỷ chỉ từ nửa ha đất như ông Nguyễn Văn Thắm ở ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình thì không nhiều.

CẦN CÙ TRONG GIAN KHÓ

“Nghèo không kể số” là câu nói đầu tiên của ông Nguyễn Văn Thắm, 56 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình khi nhắc đến chuyện lập nghiệp của mình vào thời điểm năm 1980. Ông kể:

“Ấp Bình Hòa A hồi xưa toàn là ruộng và vườn tạp, mỗi hộ đất không bao nhiêu. Thuộc dạng đất đai kha khá, khi ra riêng tôi được cha mẹ cho 3 công ruộng. Đắp cái nền khu nhà cũng cứng nửa công, đất còn lại vợ chồng tôi làm ruộng, trồng rẫy. Nhà 5 nhân khẩu chỉ có bấy nhiêu đất đó canh tác mà sao không nghèo được.

Ông Bảy Thắm chăm sóc lứa sầu riêng vừa xử lý ra hoa nghịch vụ thành công, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu.
Ông Bảy Thắm chăm sóc lứa sầu riêng vừa xử lý ra hoa nghịch vụ thành công, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu.

Bởi vậy, vợ chồng tôi làm dữ lắm. Làm ruộng nhà, khi vô mùa tôi còn lên Long An làm ruộng mướn. Hồi đó, người ta kêu trâu cày ruộng, còn vợ chồng tôi tự xới đất bằng tay để đỡ phải trả tiền mướn trâu. Vậy mà vợ chồng cũng ráng nuôi con heo như bỏ ống dần vậy.

Ăn uống trong nhà kiếm được gì ăn đó, vợ tôi đi chợ là chỉ mua cám cho heo thôi. Nuôi con heo ngoài một năm, được hơn 1 tạ, lúc đó có người kêu bán 1 công ruộng giá 1 triệu đồng (năm 1986), thế là tôi bán heo trả được hơn nửa tiền mua đất, sau đó thì dành dụm trả thêm”.

Ông Bảy Thắm cho biết, ông bén duyên với cây sầu riêng là từ 15 gốc sầu riêng trồng quanh nhà vào khoảng năm 1992. Do không biết cách chăm sóc, xử lý nên cây ra trái mùa thuận nên bán không được bao nhiêu tiền.

Mùa lũ năm 2000, sau khi nước rút, sầu riêng của ông tự ra bông sớm và năm đó ông bán được 25.000 đồng/ký. “Với giá đó thì chỉ bán mấy trái sầu riêng là mua được 1 chỉ vàng, đất thì chỉ có hơn 5 chỉ vàng 1 công. Bán xong mùa tôi mua luôn 2 công đất ruộng liền kề. Vậy là tôi có hơn 5 công đất để canh tác” - ông Bảy Thắm kể.

Có thêm đất, ông Bảy Thắm lên mô trồng sầu riêng khổ qua, sau đó trồng xen giống RI6, Monthong. Khi sầu riêng cho trái, kinh tế gia đình ông phất lên từ đó. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng từ sầu riêng, riêng 2 năm 2014 và 2015, do giá sầu riêng tăng cao trong vụ nghịch nên ông thu hơn 1,2 tỷ đồng mỗi năm.

NHẠY BÉN TRONG LÀM ĂN

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình Nguyễn Tấn Nhũ, thường thì mỗi công đất trồng sầu riêng cho trái vụ nghịch, nhà vườn thu lợi nhuận khoảng ngoài 100 triệu đồng. Số hộ có thu nhập bạc tỷ mỗi năm ở Tam Bình khá nhiều nhưng nhờ các hộ này có nhiều vườn đất. Riêng với ông Bảy Thắm, thu nhập ngoài 1 tỷ đồng mỗi vụ với chỉ 5,5 công đất vườn là chuyện hiếm.

Ông Bày chia sẻ: “Trồng sầu riêng mê lắm mà cũng cực lắm. Ngày nào cũng có chuyện làm. Chăm sóc cây sầu riêng như chăm con nhỏ vậy. Phải theo dõi “sức khỏe” của nó mỗi ngày. Chỉ cần thấy cây chớm có dấu hiệu “không khỏe” là xử lý ngay, nếu không thì thua. Trồng cây sầu riêng, từ lúc đặt gốc cho tới lúc cây ra hoa, thu trái… đều đòi hỏi kỹ thuật cao mà nhà nông phải tự mình mày mò, học hỏi để áp dụng trên vườn nhà một cách hợp lý, kinh tế nhất”.

Cái hay là ông Bảy Thắm không hề “giấu nghề”. Kinh nghiệm canh tác hiệu quả của mình được ông chia sẻ cho bà con trong xóm ấp. Hiện ông là Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng Bình Hòa A. Cứ đến ngày 25 hàng tháng thì tổ viên (TV) họp lại, mỗi TV giới thiệu cách chăm sóc cây của mình cho các TV khác tham khảo, góp ý. Trong quá trình chăm sóc, xử lý ra hoa, chăm trái… nếu gặp bất kỳ khó khăn gì thì các TV cùng nhau tìm hiểu, hỗ trợ.

Để trái sầu riêng về lâu dài có đầu ra ổn định, ông Bảy Thắm vận động các TV thực hiện quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường nông dân phải nhạy bén, thức thời thì mới nắm bắt được cơ hội làm ăn hiệu quả.

Theo Báo Ấp Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 377138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73424109